VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

05/09/2012

Một bài ký viết về Trị Thiên 1972 của Dương Nghiễm Mậu

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:51
Lời dẫn
 Như tôi đã kể trong một vài lần trước, mấy năm từ 1972 trở đi, các báo lớn ra ở Sài Gòn có mặt rất sớm Thư viện quân đội 81 phố Lý Nam Đế Hà Nội.
 Tháng 9- 1972, từ Quảng Trị trở về, tôi đọc được ở đó hai bài ký Một ngày ở Trị Thiên của Ngụy Ngữ, tạp chí Bách Khoa số 376 (khoảng tháng 6, tháng 7 1972) và Quảng Trị đất đợi về của Dương Nghiễm Mậu, Chính văn số 1, 15-7-72.

(more…)

Đường ra

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:51
Tiếp tục nhật ký Quảng Trị hè 1972
 —từ Vĩnh Linh ra Hà Nội
15/8 Mỹ Thủy Quảng Bình
Từ Quảng Bình về Hà Nội, ít ra sẽ mất 15 ngày. Bằng thời gian một đoàn nhà văn VN được Hội các nước Đông Âu mời sang thăm rồi quay về.
1964-1972, tám năm chiến tranh, cái cảm giác chính của mọi người là mệt mỏi. Đất nước nghèo quá. Nhà cửa thấp lè tè, đồng áng xơ xác.

(more…)

Nghiêm Đa Văn và rất nhiều dang dở

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:50


Hồi chúng tôi cùng học Đại học Sư phạm, sinh viên gần như là bắt buộc trăm phần trăm phải ở nội trú, nhưng không hiểu sao Nghiêm Đa Văn vẫn xin được đặc cách ở ngoài cùng gia đình, hàng ngày dong xe vào trường. Ở Hà Nội những năm ấy, một chiếc xe đạp còn là rất quý, cả cuộc đời cán bộ nhà nước nhiều khi rút lại chỉ thấy treo trước mắt cái ước mơ là được mua cung cấp với giá rẻ một chiếc xe Thống Nhất.

(more…)

Thông tin trong một xã hội tiểu nông

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:49
      Rửa hờn của Nam Cao (Tuyển tập Nam Cao bản của NXB Văn học in 1987, tr 424) viết về cuộc hiềm khích kèn cựa giữa hai vị tai to mặt lớn làng nọ. Một bên là lý Nhưng, một bên là khóa Mẫn.
      Kẻ thứ nhất — người xưa gọi là lý đương — là một thứ đang có thực quyền.
      Nhưng kẻ thứ hai cũng không phải chân trắng. Gọi là khóa Mẫn tức ông ta thuộc loại có học và sự học được cả cộng đồng làng xóm công nhận, từ đó loại người như ông ta kín đáo len vào bộ máy cầm quyền và bằng những cách khác nhau tác động tới sự vận hành của bộ máy này.

(more…)

Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người Việt (II)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:49
Trích từ chuyên mục
 Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn
Khi học thuật kém cỏi
 lòng người sinh ra phù phiếm,  phong tục trở nên bại hoại
    Học là gì, là học những điều chưa biết để biết mà đem ra thực hành.
    Ngày nay chúng ta lúc nhỏ thì học văn từ thơ phú, lớn lên ra làm thì lại luật, lịch (1),binh, hình (2). Lúc nhỏ  học nào Sơn Đông, Sơn Tây (3), lớn lên ra làm thì đến Nam Kỳ Bắc kỳ. Lúc nhỏ thì học thiên văn địa lý chính sự phong tục bên Tàu (mà nay họ đã sửa đổi khác hết rồi ); lớn lên ra làm thì lại dùng đến  địa lý thiên văn  chính sự phong tục của nước Nam, hoàn toàn khác hẳn.
(more…)

Hai bài viết về văn học Pháp

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:48
                     MỘT NGUỒN ÁNH SÁNG KHÁC
(Vài kỷ niệm về ảnh hưởng của ngôn ngữ Pháp, văn hoá Pháp với những người cầm bút ở Hà Nội từ sau 1945)
I
Nhân nói chuyện gì đó có liên quan đến với đời sống văn nghệ ở Việt Bắc mấy năm 1946-1954, có lần tôi đã buột miệng nêu ra một nhận xét với nhà thơ Huy Cận:
– Có thể nói chính các anh đã đi kháng chiến chống Pháp bằng cái tinh thần rút ra từ văn hoá Pháp.
(more…)

Trong thân phận kẻ khác có thân phận chính ta

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:47
            Một cách nhìn nhận  về người nước ngoài —
                  trường hợp  truyện ngắn Người đm của Thạch Lam
     
      Không phải chỉ có ân cần niềm nở mến khách. Thái độ của người dân mình với người nước ngoài đến làm việc và du lịch được báo chí miêu tả gần đây cho thấy một thực tế khác. Trong cơn khủng hoảng xã hội, nhiều người  Việt đang tìm cách đổ vạ cho bất cứ người nào chúng ta ngẫu nhiên gặp trên bước đường kiếm sống của mình. Đám khách phương xa vô tội kia tự nhiên trở thành đối tượng để người dân ở các đô thị xoay sở kiếm chác kể cả chặt chém lừa lọc, thậm chí có cả cướp giật.

(more…)

Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người Việt (I)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:46
Trích từ chuyên mục
 Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn


Nhắm mắt bắt chước điều không hay
 của cổ nhân và ngại thay đổi
     Người nước chúng ta sự tính lợi hại xét hơn thua không rõ, cứ người sau thì làm theo những điều người trước hay làm. Bởi vậy cho nên cả nước giàu không đặng giàu nhiều, nghèo thì nghèo đến đỗi không áo không quần mà thay, rồi mỗi mỗi cứ đổ lỗi cho trời cho số, cho ngày sinh tháng đẻ.

(more…)

NHẬT KÝ 2012 ( V -VI)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:45
    15-5

MỘT BÀI CA DAO CỔ
Thấy anh em cũng muốn theo
Anh sợ em ngheo anh bán em đi
Lấy anh em biết ăn gì
Lộc sắn thì chát lộc si thì già
 Lấy anh không cửa không nhà
Không cha không mẹ biết là cậy ai

(more…)

Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:44

Tôi xin hết lòng (truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ) kể về một người đàn bà, thức nhiều đêm ròng để trông một cô gái ốm và lúc nào cũng xoen xoét  cái miệng tôi xin hết lòng vì cô. Có gì đâu chỉ vì bà ta quá mê bộ tóc của cô bé.  Sự việc lộ tẩy khi, lấy cớ giúp cho cái đầu cô bé khỏi vướng víu, trong lúc trông nom cô, bà ta đã đang tay cắt trộm mái tóc ấy.
(more…)

Quảng Trị mùa hè 1972 (III)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:44
Nhật ký chiến tranh


3/7 
Rời khỏi thị xã
Một trong những ngày mệt mỏi nhất của chuyến đi. Từ Quảng Trị sang phía Triệu Phong. Cùng đi với những người chạy loạn. Địch đổ Hải Lăng từ mấy hôm trước. Theo sự giải thích, ta để cho nó ra rộng mới đánh. Dân lại tản cư.
(more…)

Quảng Trị mùa hè 1972 (I)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:42
Nụ cười chiến thắng bên Thành Cổ.
 Ảnh: Đoàn Công Tính 


Nhật ký chiến tranh


25/5.
Hà Tĩnh- Quảng Bình
Trên những con đường Khu 4. Đường vào Nam.
Nắng hè, đường vắng một cách ghê sợ. Những toa tàu không có người. Những khu vực bị đánh phá nháo nhào. Ninh Bình. Bỉm Sơn. Nhà cửa vặn vỏ đỗ, đổ nát. Một cái đầu máy không có đường lui, không có đường tới.
(more…)

Người Việt & ý thức công dân ý thức xã hội ( phần II)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:41
Trích từ chuyên mục
 Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn
 Có độc lập cũng cướp đoạt của cải
và chém giết nhau đến chết
   Trong khoảng vài mươi năm nay, các bậc đại thần ăn dầm nằm dìa ở chốn triều đình, chỉ biết chiếu lệ cho xong việc; quan lại ở các tỉnh thì chỉ lo cho vững thần thế mà hà hiếp bóp nặn ở chốn hương thôn; đám sĩ phu thì ganh nhau vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì; bọn cùng dân bị nặn bóp mãi mà máu mủ ngày một khô, không còn đường sinh kế nữa.
(more…)

Người Việt & ý thức công dân ý thức xã hội (phần I)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:39
Trích từ chuyên mục
 Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn
Bảo thủ, dựa dẫm, cầu an
       Trải qua các đời dân ta  chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh mà không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than.
(more…)

12/07/2012

Nguyễn Tuân- người nhập vai

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:53

I

Hè phố Hà Nội vốn khá hẹp, chỉ có điều may là ở cái thành phố đang còn lấy xe đạp làm phương tiện giao thông chủ yếu này, người đi bộ có phần ít, phía các phố không phải phố buôn bán, vỉa hè thường vắng, bởi vậy, nếu không quá bận, đi bộ lại là cái thú, người ta có thể vừa đi vừa nghỉ, thoải mái.
(more…)

NGUYỄN TUÂN 1985

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:52
Trích Sổ tay
Chuyện của Thợ Rèn
      Ông Tuân quan niệm người viết văn như đóng một cái khung, phải đập ra đóng lại, khi nào nghĩ không có ai đóng hơn mình mới thôi.
      Đoạn ông Tuân tả Tản Đà múa kiếm, sau đó gọi người con chuẩn bị cho cậu đồ đạc mai cậu đi con, chứng tỏ Nguyễn Tuân rất hiểu cả võ nữa. Có sự dồn nén lại có sự buông cởi rất nhanh, và người múa tự chứng tỏ rằng mình vẫn còn dư sức, còn múa kiếm được nữa.
(more…)

Cái đứng đằng sau pháp luật

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:51

… Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó…


Luật pháp thường được định nghĩa trong các từ điển như là những quy định mọi người nhất thiết phải tôn trọng trong khi đạo lý suy cho cùng chỉ có nghĩa là những ước lệ hợp với lương tâm cho con người lại được xã hội thừa nhận và khuyến khích nên theo, ai theo được có nghĩa đấy là người tốt.
(more…)

Thái độ trơ tráo, lời lẽ ráo hoảnh

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:49
       Thuở chưa có cân bàn, các chợ ở xứ ta chỉ dùng một loại cân thô sơ, gồm một cái cần có khắc hoa thị và có một cái đĩa nhỏ.
      Tôi nhớ một câu đố vui Có cây mà chả có cành – Từ gốc đến ngọn rành rành những hoa – Người bán thì bảo rằng già — Người mua thì bảo thực thà còn non.   

     Câu giải đúng là cái cân.
(more…)

Nói nhiều, như một căn bệnh…

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:45

  Hay là bây giờ mình lên tiếng xin tăng giá các loại cước điện thoại cố định cũng như di động…

      Thú thật là chỉ mới nghĩ thế thôi chứ chưa dám mở miệng, tôi đã tự ách lại ngay được. Thậm chí đắn đo mãi mới dám viết rằng mình từng nghĩ vậy trên mặt giấy. Bởi không cần nhạy cảm lắm, cũng thừa biết là trong con mắt mọi người, riêng việc cái thằng tôi có ý nghĩ như thế đã là một dấu hiệu điên rồ, nếu không nói là một trọng tội. Chắc rằng sẽ có ai đó sẵn sàng mách hộ nên đi khám tâm thần ở chỗ này chỗ nọ.

(more…)

30/05/2012

Họ đáng trách một thì xã hội đáng trách mười …

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 03:51
Chuyện mấy người mẫu, mấy nghệ sĩ biểu diễn thời thượng công khai phô trương lối sống xa hoa, truỵ lạc… đã gây sự phản cảm trong dư luận. Tuy nhiên, từ góc độ lịch sử xã hội và con người Việt Nam, người ta có thể  tìm tới một cách lý giải khác đi về hiện tượng này.

(more…)
Trang sau »

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.