VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

23/09/2008

Chẳng cũng sướng sao!

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 07:16

Trong cuộc đời dài dặc và thường khi là không thiếu đau khổ này, tại sao chúng ta không thử nhớ lại những giây phút mà ta cảm thấy cực kỳ sung sướng?
Để hình dung lại niềm vui lớn lao đã đến với mình khi còn là một cây bút trẻ, được đăng tác phẩm đầu tiên, Nguyên Hồng bảo rằng đại khái nó giống như một phen trúng số độc đắc; hoặc những tình cảm xao động trong lòng một viên tướng khi cảm thấy mình vừa hoàn thành một sự nghiệp lưu danh muôn thuở.
Nhưng mỗi đời văn là cả một chuỗi dài ngày tháng nối tiếp, trong những ngày tháng ấy có thể bảo là còn bao niềm vui, khi lớn khi nhỏ, mà cái nào cũng đáng quý.
Có nên ghi lại không nhỉ?
Trong quá trình bình chú Mái Tây (tức Tây sương ký của Vương Thực Phủ), nhà phê bình văn học nổi tiếng Thành Thán từng dẫn ra một đoạn dài trong đó ông và một người bạn là Trác Sơn kể ra những chuyện sướng ở trên đời “để cho lòng đỡ bạc bực”. Điều lý thú là ở đây, niềm vui được trình bày với rất nhiều cung bậc, có niềm vui cao thượng bên cạnh những niềm vui bị xem là tầm thường, niềm vui bé nhỏ bên cạnh niềm vui cao sang, và niềm vui hư vô giữa niềm vui trần tục, ví như:
– Đoạn 16 – Đêm đông uống rượu, lại thấy lạnh thêm… Mở song thử nhìn, tuyết lớn bằng bàn tay… đã xuống dày đến ba bốn tấc! Chẳng cũng sướng sao!
– Đoạn 6: Qua phố thấy hai bác đồ gàn cãi nhau về một chuyện… Cả hai đều đỏ mặt tía tai, tưởng chừng không đội trời chung. Vậy mà còn chắp tay lên, khom lưng xuống, đầy mồm “chi hồ giả dã”. Câu chuyện kéo dài, có thể mấy năm không xong! Bỗng có một tráng sĩ vung tay đi lại, ra oai quát một tiếng, thế là nín thít. Chẳng cũng sướng sao!
– Đoạn 11: Ngủ sớm vừa dậy, hình như nghe tiếng người nhà than thở, nói chàng nọ chết đêm qua… Vội gọi thử xem, thì là một tay khôn vặt nhất trong cả một thành! Chẳng cũng sướng sao!
– Đoạn 19: Còn ba bốn mụn lở ở chỗ hiểm, thời thường gọi nước nóng, đóng cửa mà rửa, chẳng cũng sướng sao!
– Đoạn 25: Món đồ sứ đẹp đã sứt mẻ, chả có cách gì hàn gắn, xem đi ngắm lại chỉ thêm rối ruột. Nhân giao cho nhà bếp dùng làm đồ đựng vặt, không bao giờ lại qua mắt nữa, chẳng cũng sướng sao!
– Đoạn 9 – Cơm xong vô sự, lục lộn hòm nát, thấy các văn tự nọ mới cũ có đến mấy trăm bức. Những người thiếu nợ đó, hoặc chết rồi hoặc còn sống, tóm lại đều không sao trả nổi. Vắng người liền lấy lửa trộn lộn đốt sạch! Ngẩnh nhìn trời cao, vắng ngắt không mây… Chẳng cũng sướng sao!1
Học cách nói của Thánh Thán, dưới đây cũng xin thử ghi lại một vài niềm vui, mà những người làm nghề cầm bút từng đã thể nghiệm:
1. Không biết làm gì, mở lại sổ gi chép cũ, thấy một đề tài hay, viết ra thì rất ăn. Vẫn là ý của mình mà như bắt được của người khác. Chẳng cũng sướng sao!
2. Một bài viết dông dài lủng củng, đã xếp xó đấy, bỗng nhiên cắt sửa gọn gàng thành một bài viết sáng sủa mạch lạc, in ra ai cũng khen. Chẳng cũng sướng sao!
3. Bài viết, lúc còn trong ngăn kéo, tưởng cũng bình thường, có người đặt thì viết. Nay đăng ra, trên mặt chữ, bộc lộ nhiều ý bất ngờ sâu sắc. Chợt nhớ tới lời tự nhủ của L. Tolstoi khi đọc lại Anna Karênina “Lão già ghê thật”. Chẳng cũng sướng sao!
4. Viết xong để đấy, vác túi đi chơi, gặp bạn bè anh em cũng đang viết, chuyện trò thật ran rỉnh; trở về, thấy cần phải sửa chữa thêm cho khá hơn nữa. Chẳng cũng sướng sao!
5. Một người bạn mình vốn phục vì có tài, song lận đận mãi. Tự nhiên anh ấy viết được một cái thật khá; giống như đi chợ kiếm được thứ ổi trái mùa, ngon lành mà lại lạ miệng, thiên hạ ai cũng thích. Bản thân mình bỗng như tiếp được một nguồn kích thích mới thêm hăm hở viết, chẳng cũng sướng sao!
6. Ngày rỗi xem lại đống giấy má cũ thấy có một bài viết đã khá lâu, nhưng kém quá, dở quá, may không đâu đăng, chứ đăng ra thiên hạ cười cho thối mũi mà tiếng xấu để đời. Vội vàng châm lửa đốt, nhìn tàn lửa bốc lên, chắc chắn rằng từ nay không ai biết mình có lúc viết nhảm như vậy, chẳng cũng sướng sao!
7. Một quyển sách của ai đó vừa in ra, mình vốn cho là tầm thường, lại được vài tờ báo hùa nhau tâng bốc lên tận mây xanh, thấy rất khó chịu. Bỗng có một bài phê bình viết rất đích đáng, mình định mọi chuyện, hay dở rõ ràng, chẳng cũng sướng sao!
8. Một người bạn giới thiệu mình với một người khác rằng đây là một nhà văn, nhưng mặt người kia vẫn lạnh như tiền, không chút mảy may xúc động, chắc chắn là tên mình không gợi chút ấn tượng gì ở anh ta cả. Nhân có việc đến thư viện, thấy một cô sinh viên đang làm luận văn, cầm quyển sách của mình đọc hết sức hào hứng, chẳng cũng sướng sao!
9. Đang cùng cười giễu nghề văn và than thở với nhau về những bạc bẽo trong nghề bỗng nghe nói một kẻ giàu sang quyền quý cũng háo danh trong văn chương lắm lắm, hắn đang chạy chọt để nặn ra lấy một tập thơ, chẳng cũng sướng sao!

“trích trong những kiếp hoa dại”

22/09/2008

Đến với cuộc sống dưới đáy

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:43

Hàn Thiếu Công sinh năm 1953, là một nhà văn thành đạt về mọi mặt. Hiện là Ủy viên Đoàn chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc. Ông đã giành được nhiều giải thưởng văn học trong nước và tác phẩm đã được dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Italia…
Cùng với Thiết Ngưng, Tô Đồng -, Hàn Thiếu Công vừa được bình chọn là nhà văn kiệt xuất nhất của Trung quốc 2006 (giải thưởng giá trị mười vạn nhân dân tệ tương đương 13.000 USD ). Tác phẩm xuất sắc trong năm của ông là tập tản văn dài mang tựa Sông nam núi bắc. Tập sách gồm 99 bài viết ghi lại những cảm nhận và lí giải về đời sống nông thôn, được coi như mở đầu cho văn học “tìm về nguồn mới”.

Cái mới cái độc đáo mà bạn đọc sẽ tìm thấy ở cuốn sách đang cầm trong tay là khả năng của tác giả trong việc chỉ ra trình độ dã man, cái không khí ngưng trệ mê muội mà người ta ai cũng cảm thấy trong cuộc sống của một vùng núi ở nước Trung Hoa mênh mông, khi họ chưa làm rung chuyển cả kinh tế thế giới.
Giữa thời hiện đại, cái bản nhỏ ở đây như từ thời nguyên thủy còn sót lại. Sự sống cũng có đủ mặt, người ta cũng lo ăn lo uống, cúng cáp, lấy vợ lấy chồng, yêu thương nghi ngờ cãi cọ nhau …Nhưng trong cái hoàn cảnh mà đến cái ăn tối thiểu chưa bảo đảm, con người như rạp xuống ngang trình độ cây cỏ, sự sống chìm trong tanh tưởi bụi bậm và nhìn đâu cũng thấy nhem nhuốc nhếch nhác. Người già mốc meo đi và người trẻ lấm lem từ khi mới lớn. Nhân vật cu Bính thì còn không được như AQ hoặc Chí Phèo ở ta nữa, mà đây là một nhân vật bất thành nhân dạng cả về hình hài lẫn đời sống tinh thần. Hại thay, đó lại là nhân vật rõ nhất trong thiên truyện, có lúc được coi như hiện thân của sức mạnh thiêng liêng của dân bản.
Những cái dường như không thể tin được lại hiện ra trong sách như là những nhân tố tồn tại rất sâu trong xã hội. Đọc thoáng thấy ngờ để rồi bị cuốn theo tác giả, nhìn xã hội bằng con mắt phát hiện của tác giả.
Tôi chỉ có thể đến với Trung quốc qua những cuốn du lịch “bụi” nhưng trong những lần đi vội vã đó, ngoài danh lam thắng cảnh và những thành phố như vừa được mang từ Âu Mỹ sang, cũng đã kịp quan sát, tìm hiểu một mảng “đời sống dưới đáy” thành phố, đó là những mặt lạc hậu cổ hủ trong nếp sống, nó chi phối cả một xã hội bề ngoài đứng vững nhưng bên trong ngổn ngang bề bộn sau mọi biến thiên.
Không khó khăn gì lắm, tôi cũng đã thấy một phần những gì muốn biết.
Lang thang ở Thượng Hải cũ ( cố nhiên không phải Thượng Hải Phố Đông ), tôi đã gặp những khu phố đường xá chật hẹp và người chen chúc, phần nào gợi lại cảm tưởng mấy phố Hàng Buồm Hàng Bạc bên mình. Trong lúc chờ tàu mấy tiếng ở ga Bắc Kinh, ngay trong khu vực không quá xa trung tâm thành phố, tôi len lỏi đi vào những ngõ nhỏ ( hồ đồng ) sau ga. Các mái nhà lợp bằng đủ mọi thứ tôn gỗ nhặt nhạnh đây đó đã xám xịt lại, lô xô cái thấp cái cao. Khi các gia đình tìm đủ mọi cách để cơi nới thêm trong phạm vi có thể, họ cũng làm ra những không gian rúm ró thảm hại.
Đường trong ngõ quanh co. Một người đàn bà ra khỏi căn phòng nhỏ tay vo viên tờ giấy trắng. Bên đường là một mái nhà dùng làm hố xí công cộng, loại hố xí không có phên che riêng cho từng buồng, người vào đấy ngồi cạnh nhau. Đi trong ngõ chỗ nào có hố xí là cái mùi ngào ngạt kia bốc lên, người khách phương xa chỉ còn nhìn nhau tủm tỉm.
Những ấn tượng ở Bắc Kinh lần ấy trở lại trong tôi khi đọc nhiều trang trong Bố bố bố của Hàn Thiếu Công.
Kinh khủng nhất là đoạn tả sau cuộc đánh nhau, chỗ nào cũng thấy tay người chân người. Những con chó ăn thịt người nhiều quá, con nào cũng béo núng nính, mắt đỏ ngầu. Chúng không thèm ăn những thứ của người tống ra nữa. Cả bản bốc lên cái mùi thum thủm.
Cái thấy ở các thành phố lớn giúp ta hiểu thêm những vùng sâu vùng xa. Và đời sống vật chất chẳng qua chỉ làm hiện hình những gì vốn có trong đời sống tinh thần.
So với Bố bố bố thì Nữ nữ nữ — mà tôi muốn dịch thoát thành Những người đàn bà – đọc không ghê rợn, nhưng ấn tượng cũng rất đáng sợ. Nhân vật người cô hình như giống tất cả những người nghèo mà ở xã hội nào cũng có. Bà ta hàng ngày sống thu va hà vén khổ hạnh, lúc nào cũng như thu mình lại để khỏi làm phiền mọi người. Rồi đến lúc ốm, trong tình thế chỉ chờ chết, lại hiện ra như một người lắm điều độc ác tự cho mình cái quyền hành hạ những người thân của mình. Lúc này người ta không còn nghĩ tới chuyện xấu tốt nữa, người ta chỉ nghĩ con người có thể trở thành tai vạ ngay cho người khác. Trong những cung bậc thấp nhất của nó, kiếp nhân sinh ở đây mờ mờ xám xám một cách thê thảm. Người giàu liên tưởng dễ nghĩ tới Kafka.
Đôi khi có cảm tưởng càng yêu thích vẻ rực rỡ tráng lệ của Trung quốc, người ta càng muốn hiểu với cái phần lạc hậu vốn có ở đất nước ấy như Hàn Thiếu Công đã làm. Dí mũi vào những mảng sống tối tăm như thế để làm gì ? Để hiểu Trung quốc “ cải cách và mở cửa ” hôm nay bắt đầu từ đâu. Để hiểu những di lụy mà hàng ngàn năm phong kiến lạc hậu và mấy chục năm chế độ bao cấp duy ý chí và phản tự nhiên còn để lại trong đời sống. Sau hết cũng là để thấy thêm những vấn đề nhân văn nhân bản tồn tại qua một xã hội Á Đông điển hình và nghĩ thêm về những “kịch bản” đa dạng có thể có trong những ngày tới.

Rác ngoại

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:28

Hồi đang còn đại dịch cúm gà, dân tình xem truyền hình thường sởn da gà khi theo dõi cảnh buôn lậu gà qua biên giới. Đó là những con gà có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ phải thanh lý vì sợ dịch cúm lây lan nhưng lại ngại tiêu hủy nên bán gần như cho không, và dân mình thì bu lớn bu nhỏ buộc sau xe chở về Hà Nội, trộn với gà sạch bệnh để bán ra thị trường.

Cùng ống kính truyền hình hướng về các cảng biển, lại gặp cảnh những container đồ sộ được dỡ ra, bên trong toàn những máy giặt bị hư hỏng, ti vi hết hạn sử dụng, ắc quy phế phẩm cùng là các loại dây điện và đồ nhựa hư nát hoặc cáu gỉ được lèn thật chặt, nghe đâu cũng chở từ mấy nước lân cận về rồi tìm nơi vắng vẻ nào đó trên đất mình để… vứt. Người nhập loại “hàng đặc chủng” này cố nhiên không phải bỏ vốn mà lại còn được nhận những số tiền lớn, ngoài số đút lót cho hải quan và địa phương chứa rác, chắc thu hoạch cũng kha khá, giá kể làm ăn đứng đắn không bao giờ theo kịp. Không thạo gì hàng hóa nhưng tôi cứ đồ chừng vậy, vì xem ra, việc nhập rác này cứ ngày một phát triển, ngày càng có những vụ to hơn, liều lĩnh hơn, chứ chẳng cách gì thuyên giảm.
Một anh bạn làm kinh tế nói với tôi rằng sở dĩ sản xuất và thị trường đường trong nước hết sức phập phù là vì khoảng mấy năm mới bung ra làm ăn, các tỉnh đua nhau nhập về những nhà máy đường kỹ thuật quá cổ lỗ. Ở nước người, người ta sẵn sàng bán tống bán táng đi. Gạ bán rẻ. Gạ cho nợ. Thế là các sếp nhà ta hý hửng rước những của nợ ấy về. Thứ rác này vô duyên ở chỗ sau khi lộ tẩy, nó nằm chình ình ra đấy, các ông chủ bỏ thì thương vương thì tội. Trong cảnh chết không chết mà sống cũng không ra sống, chúng tố cáo một tội lỗi mà xưa nay ít ai để ý.

Thuốc Tây và xi măng, ô tô và vải vóc… không thể kể hết những loại hàng “hết đát” từng bày bán, nó biểu hiện sự ngờ nghệch của chúng ta khi nhập hàng ngoại. Song nó là hàng thuần túy. Việc nhập các loại máy móc cổ lỗ đáng sợ hơn. Nó là thứ rác có khả năng sinh sôi nảy nở. Hoặc đúng hơn là sẽ sinh nở ra những lạc hậu, cổ hủ, trì trệ.

Khoảng giữa những năm 1980, việc nhập hàng ngoại bị hạn chế, như xe gắn máy chẳng hạn, may lắm chỉ có một số người đi tàu viễn dương được mang về mấy chiếc loại bãi thải của bên Nhật. Để đỡ buồn, hồi đó một tờ báo đã mỉa mai, dân mình thật vô địch về nhập hàng bãi thải. Nay thì chuyện đó đã lùi xa như chuyện cổ tích. Nhiều loại ô tô hiện đại đã xuất hiện trên đường phố. Nhưng một người bạn tôi lại vẫn cứ thấy chua xót thế nào. Anh bảo trong trường hợp này, cái mà chúng ta đang nhập là tư tưởng ăn chơi đua đòi hưởng thụ, bất chấp tình cảnh nghèo đói chung của cộng đồng.

Thật vậy, cùng với các loại rác vật chất, còn một loại rác nữa phải nói tới, cái mà người ta gọi là văn hóa phi vật thể như các kiểu nhà, các loại nhạc phẩm, các loại mốt, những cách nghĩ cách sống, những thị hiếu vốn hôm qua bên nước người là đúng đắn, tiến bộ, nhưng hôm nay đã không còn thích hợp với thực tế và không còn khả năng giúp cho ta phát triển theo kịp với thế giới.

Ai bảo tôi lạc hậu tôi xin nhận, chứ tôi chịu, không chấp nhận được kiểu nhuộm tóc vàng của một số thanh niên hiện nay. Chịu, không chấp nhận lối chêm tiếng Anh trong nói và viết. Chịu, không chấp nhận lối làm báo lá cải, trang văn hóa đưa toàn chuyện giật gân về các nghệ sĩ xứ người, xứ ta. Những thứ rác này làm hỏng thêm cái việc trọng đại mà chúng ta đang lúng túng là sống chung với thế giới.

Ngay từ khi bắt đầu tính chuyện hội nhập, một kịch bản hai mặt đã được dự kiến: cùng với tiền, vốn, các phát minh kỹ thuật, nói chung là những gì ưu tú của nước ngoài, thì những loại cặn bã của thế giới cũng sẽ tràn vào xứ ta. Trước khi có biện pháp thích hợp, nhiều người đã lo. Nhưng lo sao lại được!

Tuy đã được răn đe trước mà lúc này một người như tôi vẫn thấy sửng sốt. Một là không ngờ các thứ ấy lại đến với mình nhanh đến vậy; và thứ hai là không ngờ chúng lại gần gũi với chúng ta, y như là của chính chúng ta làm ra, hoặc vẫn quanh quẩn ở những bãi rác ngay bên nhà ta.
Rác ngoại gợi ra ý nghĩ về rác nội. Hóa ra ở ta những thứ này đâu có thiếu. Rác theo nghĩa đen do mình xả ra đang là một vấn đề đau đầu của xã hội.Và cả rác với nghĩa bóng, rác với tư cách những lạc hậu, vụ lợi, phi nhân bản trong cách sống, cách nghĩ. Nếu không có việc nhập rác ngoại thì những tư tưởng thoái hóa thành rác trong đầu nhiều người đâu có dịp bộc lộ cho chúng ta thấy để mà ghê sợ và chờ đợi nó mỗi ngày lại có mặt rộn rã thêm nữa.

14/09/2008

Nam Cao & một kiểu nhân vật đam mê cờ bạc

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:49

Người dân mình có tiền thì làm gì ? Thời tiền chiến , Nam Cao từng trả lời câu hỏi đó trong truyện ngắn Thôi, đi về… Câu chuyện xoay quanh việc một anh đi vác củi thuê được đồng bạc . Đầu tiên là lo cái gì đổ vào mồm , và công thức được chấp nhận ngay là …bún thịt chó. Tiếp đó là , là …đánh bạc , đánh để thua mất toi luôn đồng bạc vừa kiếm ( vì thế mà thiên truyện mới có cái tên rất “yếu” là Thôi, đi về… — nó như một tiếng thở dài bất lực ) .
Cách tiêu tiền của con người đầu thế kỷ XX vậy là chẳng khác gì một số con người hôm nay : cũng chỉ xoay quanh vào việc lo ăn và cờ bạc ( có những người tết Bính Tuất vừa qua mua những chậu mai vài trăm triệu hoặc trước đó cá cược bóng đá 1,8 triệu đôla ) . Từ đây có thể “ ghi điểm “cho Nam Cao trong việc chỉ ra một thói hư tật xấu của người Việt. Thật vậy nó –cái thói vung tiền ấy – thoạt nhìn là vô thưởng vô phạt hoặc một phút bốc đồng cần được thông cảm, song đ• tố cáo một sự thực : nhiều người chúng ta không làm chủ nổi đời mình . Cái nghèo đeo đuổi lâu quá đến mức trong tiềm thức ta tin không bao giờ ta thoát khỏi nó . Còn sự giàu có thực sự xa lạ với ta đến mức khi có tiền cũng chẳng làm được việc gì , đành tiêu bậy tiêu bạ cho xong . Đằng sau thói vung tay quá trán ấy là một thái độ bi quan tuyệt đối trước đời sống .
Nếu ở Thôi, đi về… , nhân vật chỉ dám đùa bỡn với một đồng bạc thì trong Mua nhà , cũng như Từ ngày mẹ chết ( hai truyện này có chung đầu mối ) , một nhân vật của Nam Cao còn dám gọi bán ngôi nhà gia đình y đang ở lấy vài trăm bạc ném vào canh xóc đĩa để rồi sau đó thì con cái ra đường. Trước mắt chúng ta là một nhân cách tha hóa , ở đó không chỉ có con người cay cú , con người liều lĩnh , mà còn có con người sống như mơ ngủ , tự mình lừa mình ( cho rằng chỉ vì không trường vốn nên không gỡ được bạc ), con người vô trách nhiệm với gia đình vợ con , và bao trùm hơn hết là con người lao đầu vào chỗ chết , con người ngu muội .( Tuy Nam Cao không sử dụng trực tiếp để chỉ kẻ thiêu thân kia , nhưng cái chữ ngu cũng đ• xuất hiện trong văn bản như một cách “gọi sự vật bằng tên của nó” mà ngòi bút hiện thực Nam Cao nhất thiết phải sử dụng ).
Các nhân vật trong tiểu thuyết Sống mòn cũng thường được miêu tả trong quan hệ với cờ bạc. Từ Hà Nội mỗi lần nhớ về quê ,Thứ canh cánh lo vợ mình ở nhà đánh bạc . Có lần Thứ choáng váng khi nghe tin đồn Liên ( tên người vợ ) đi lại với một người khác “ chúng thường đánh bạc với nhau ,đùa bỡn với nhau “ . Tuy rằng sau này không hẳn vậy , nhưng Thứ vẫn bán tin bán nghi , bởi một lẽ đơn giản là ở cái làng quê ấy , vượt lên trên sự phân chia tốt xấu theo nghĩa đạo đức thông thường , cờ bạc trở thành một phần đời sống của con người và cả cộng đồng . ” Người ta đánh bạc như ma xui “. Không chỉ đàn ông mà cả đàn bà cũng đánh bạc , không đánh thì cho đàn ông tiền để đánh , không chỉ vợ Thứ bị nghi ngờ mà tiếng đồn vợ San đánh bạc cũng không sao dập tắt nổi . Mức độ phổ biến của bài bạc buộc người ta phải nghĩ rằng đang được tiếp xúc với một đám đông lêu lổng mà từng thành viên thì chưa trưởng thành về nhân cách .
Trong văn học thế giới không thiếu gì các nhân vật đam mê cờ bạc. Riêng một Dostoievski chẳng hạn đ• có hẳn một cuốn sách nổi tiếng mang tên Con bạc. Có điều một số nhân vật cờ bạc của các nhà văn lớn thường khi là những nhân cách mạnh mẽ , họ lao đầu vào cuộc đỏ đen như một cuộc phiêu lưu tinh thần hoặc qua đó thử thách ý chí của mình . Ngược lại cờ bạc với các nhân vật trong văn học ta phần lớn được miêu tả như là một thói xấu không thể bỏ , nó là một dấu hiệu cho thấy sự tầm thường trong quan niệm về đời sống. ở Nam Cao cũng vậy . Trong đoạn cuối câu chuyện của kẻ bán nhà để gỡ bạc , Nam Cao để cho bà mẹ vợ của người đàn ông làm cái hành động ngu muội ấy than thở với các cháu “ Bố chúng mày không ra giống người …”. Đằng sau cái câu khái quát đơn giản đến rợn người, dường như nhà văn muốn nói rằng ở một cá nhân cũng vậy mà ở một cộng đồng cũng vậy những , những thói hư tật xấu nho nhỏ có thể tồn tại vì thật ra nó chỉ là biểu hiện cuả một trình độ làm người và một triết lý sống đ• bền vững.
Trong lịch sử Việt Nam , nhà thơ Nguyễn Công Trứ (1778—1859) là một nhân vật nổi tiếng không những vì chí nam nhi cao cả và tài kinh bang tế thế hơn người mà còn như một đệ tử của chủ nghĩa hưởng lạc . Điều thú vị là ông luôn luôn tìm ra lý lẽ để biện hộ . Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ từng dựng lại mô hình của quá trình suy nghĩ ở ông “Thuở hàn vi, ông hưởng nhàn , lý trí ông khuyến khích vì cho rằng chỉ là một sự tạm thời . Thời ra làm quan , hoạt động vất vả , ông tìm cơ hội hành lạc để giải lao : lý trí ông tha thứ . Sau càng hoạt động càng gặp những nỗi trắc trở đau lòng , ông hành lạc để quên đời : lý trí ông đồng lõa . Đến lúc về hưu, ra khỏi một trường ác mộng, ông bám lấy hành lạc như một lẽ sống duy nhất của tuổi già : lý trí ông đầu hàng “ . Trong cái vẻ tầm thường hơn nhiều , các nhân vật đam mê bài bạc của Nam Cao cũng có những lý lẽ tương tự . Đây là tâm sự của anh nông dân trong truyện Thôi đi về khi rủ nhân vật xưng tôi lao đầu vào cuộc đỏ đen : “ Con người ta giàu tự số , nếu làm mà giàu được thì tôi đ• giàu ức triệu . Mấy năm về trước tôi cố khiếp lắm, ban ngày đi làm thuê cho người ta , tối có trăng lại cuốc vườn nhà ấy thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo “ . Một khi cờ bạc được người ta chống chế bằng những lý do có vẻ hư vô yếm thế , nó càng có lý do để tồn tại .Và cái tình trạng làm người thảm hại cứ thế trở thành số phận không thể thoát của những con người lêu lổng
.

Một nét mới trong tư duy của lớp trẻ

Filed under: giáo dục — vương-trí-đăng @ 08:26

Một người bạn tôi đặt câu hỏi: “ Với một người hay nghiên cứu về thói hư tật xấu của người Việt như anh thì tình hình hiện nay ra sao ? Dưới mắt anh đâu là những yếu tố mới trong người Việt hiện nay ? Nhìn vào lớp trẻ, có những phẩm chất nào anh cho là mới mẻ và có triển vọng ? “.
Tôi đã đáp lại bằng hai mẩu chuyện dưới đây, liên quan tới hai bạn trẻ, một là do quen biết riêng và một nữa là đọc được trên báo.
Từ mấy năm trước việc Nguyễn Mai Hiền, sau khi học ngoại giao ở MGIMO ( Học viện quan hệ quốc tế ) từ Moskva về nước, — và đã học thêm cả thạc sĩ nữa, không sao xin được vào sở ngoại vụ thành phố, không có gì là lạ. Song trong quá trình xác định nghề nghiệp của Hiền, có mấy chuyện nho nhỏ lại khiến tôi có phần sửng sốt.
Cái lạ thứ nhất, Hiền bảo sở dĩ bỏ việc ở một cơ quan, chẳng qua là vì khi làm thử, Hiền thấy ở đó mấy chị làm trước chỉ đóng vai đấm lưng sắc thuốc cho các sếp, ngoài ra mới đến điếu đóm, sai vặt trong chuyên môn. Người ta có cho lớp trẻ làm việc đâu ?
Cái lạ thứ hai, câu trả lời của Hiền khi đến xin việc ở một hãng nước ngoài. Trước lời phàn nàn của người chủ rằng tại sao người giúp việc lại giới thiệu với mình toàn đám trẻ con thế này, Hiền trả lời ngay rằng ông không có quyền nói thế, không có trẻ con thì không bao giờ có người lớn như ông ; còn tôi thế nào, rồi ông sẽ biết.
Và trong mấy tháng làm ở đó, Hiền làm giỏi đến mức hết hạn, họ đề nghị nâng lương và ký hợp đồng tiếp. Nhưng Hiền dứt khoát không làm nữa.
Cái lạ thứ ba là định hướng công việc của công ty quảng cáo mà Hiền và các bạn mới lập. Họ hướng hẳn vào các hãng nước ngoài ( bởi sớm tìm được sự tin cậy của họ,chất lượng sản phẩm ngang ngửa với các công ty ngoại, nên không bao giờ thiếu việc ). Khi tôi hỏi tại sao không muốn làm việc với các hãng Việt Nam, Hiền nói rõ một thực tế là người mình khi mời nhau làm thường không thấy có nhu cầu bàn bạc về chất lượng ; mà quá dễ dãi, gần như thế nào cũng được, chưa vào việc đã nhấm nháy chuyện ăn chia vụng trộm.
Trường hợp về Ngô Thị Giáng Uyên sau đây, tôi không quen nhưng có mấy chi tiết trong một bài báo viết về cô tôi cứ nhớ mãi.
Cô học giỏi và tự tin trong giao thiệp. Học xong đã xin được việc ở bên Anh vẫn quyết định về nước mở công ty. Khi thấy thời điểm chưa chín muồi cho việc này, cô đi làm cho một công ty ngoại quốc. Nhưng sắp tới sẽ nghỉ, vì muốn dừng để nhìn lại mình. Một dự án mới vừa hình thành, cô dự định sẽ trở lại Anh để học hỏi và rút kinh nghiệm.
Một vài chi tiết khác trong tiểu sử Giáng Uyên: Số quốc gia mà Uyên đã đi qua bằng với số tuổi của cô ; số cuộc hội nghị trên thế giới mà cô tham dự thì bằng một nửa.
Một vài nét thuộc về tính cách riêng: Khi được hỏi về những phim ưa thích, Uyên nói tới Forrest Gump. Khi nói về món ăn, Uyên bảo tất cả những món ăn do mẹ nấu. Khi hỏi về những gì ghét nhất, Uyên bảo là phim Hàn quốc và xe buýt Sài Gòn.
Cô tự thấy mình khác với một số bạn trẻ Việt Nam: các bạn ấy sớm hài lòng với bản thân còn Uyên thì không. Cô không thích gọi mình là thế hệ 8X hoặc @. Cô nhìn những người đi trước với ý nghĩ rằng nhiều người trong họ cũng rất giỏi, chẳng qua không có điều kiện nên không nổi như lớp trẻ hiện nay. (Theo báo TT&VH, 31-10-2006 )
Thú thực là nhiều nét cá tính của hai bạn trẻ nêu trên tôi thấy khá hấp dẫn nên mới chép ra dài dòng như vậy. Tuy nhiên cái chính mà tôi tìm thấy ở họ là một lối nghĩ mới một cách sống mới.
Họ tự tin năng động, tìm việc khó mà làm, không chạy theo đồng tiền với bất cứ giá nào. Họ khao khát hiểu biết về thế giới và quan niệm mình phải hòa nhập vào đó. Với họ, hòa nhập với thế giới là con đường tốt nhất để phục vụ Tổ quốc. Trong việc hòa nhập này nếu có những suy nghĩ hành động đi ngược với thành kiến chung quanh, họ cũng chấp nhận. Họ tin rằng tương lai, rồi cộng đồng sẽ hiểu.
Do hoàn cảnh những năm chiến tranh, thế hệ chúng tôi (4X, 5X) vào lúc còn trẻ không có điều kiện nhìn xa, chỉ biết luẩn quẩn với những gì quanh mình. Lâu dần rồi đâm ra ngần ngại, đem cái tình trạng khép kín đó làm chuẩn mực của cuộc sống. Nếu như sự hiểu biết thỉnh thoảng có mang lại cho bọn tôi ý niệm về một cuộc sống khác, thì cũng chỉ dừng lại ở ý nghĩ chứ không bao giờ dám sống theo .
Nay thì những Nguyễn Mai Hiền Ngô Thị Giáng Uyên và bao nhiêu bạn khác đã bắt được cái nhịp của thời đại. Với họ ở trong nước hay đi nước ngoài chỉ là do nhu cầu. Toát ra từ suy nghĩ và hành động của họ là một tinh thần tự do, thứ tự do chân chính mà bọn tôi không dựng tạo nổi cho mình. Song chúng tôi ước ao ngày càng có thêm những người như họ. Hàng ngày trong câu chuyện với những người thân trong gia đình, và đám bạn bè gần gũi, tôi thường nêu công thức: đồng thời với ý thức của một người Việt, nay là lúc mỗi người phải nghĩ chúng ta là một thành viên của nhân loại thế kỷ XX và lo sống sao cho xứng với cái sân chơi rộng lớn đó.
Có thể có nhiều bạn trẻ hiện nay gia đình nghèo, không được học hành đến nơi đến chốn, đâu dám nghĩ như như Hiền và Uyên nói trên. Trong trường hợp này, cái công thức cổ điển ” nếu có ý chí, rồi việc gì cũng làm được “ vẫn còn nguyên giá trị . Ở tuổi thanh niên, Nguyễn Tất Thành chấp nhận làm một chân bồi tàu viễn dương để ra nước ngoài học hỏi, từ đó vươn lên trình độ của một trí thức. Xin đặc biệt nhắc lại câu chuyện ai cũng biết này với một số bạn trẻ đang nhận đi lao động ở nước ngoài.

Thiếu vắng cảm giác hội nhập

Filed under: HOI NHAP — vương-trí-đăng @ 08:16

Thật trớ trêu, nhưng phải nói thực, một số nhà báo trẻ mà tôi có gặp hình như thiếu hẳn mục tiêu phấn đấu. Nhìn vào những người đi trước, họ chưa bằng lòng. Nhưng làm thế nào để tự hoàn thiện thì họ không biết.
Trong những lần gặp các bạn đó, khi tôi thử hỏi có bạn nào thường xuyên đọc một tờ báo nước ngoài – đọc không phải để lấy thông tin và xào xáo lại phục vụ mấy người tò mò, mà là để học hỏi về nghề và lo làm tốt hơn việc đưa tin trong nước, câu trả lời thường là không.
Hoặc tôi ướm thử, bạn có biết là nếu ở trường hợp của bạn tức đang làm cho một tờ báo như bạn và phải theo đuổi một chuyên đề như bạn, thì một nhà báo nước ngoài làm như thế nào không ? thì câu trả lời cũng là tương tự.
Tôi cho rằng như vậy là các bạn trẻ của tôi đã bỏ lỡ một dịp may, một cơ hội lớn mà thời đại mang lại để từ đó trưởng thành.
Thủy sản và rau quả, may mặc và đồ gỗ, chè cà phê và thủ công mỹ nghệ — nhiều ngành sản xuất của chúng ta đang hăng hái tham gia vào quá trình hội nhập bằng cách làm hàng xuất khẩu.
Quay về nhìn vào một ngành như truyền thông báo chí, thì vấn đề này hình như chưa đặt ra.
Đây tôi chưa nói tới việc viết cho người nước ngoài đọc.Về nguyên tắc chắc chẳng ai phủ nhận rằng sẽ rất may mắn cho đất nước, nếu trong hàng ngũ những người viết báo, có một vài cây bút đặt hẳn mục tiêu viết cho bạn bè nước ngoài, nhờ đó mà họ hiểu thêm tình hình V N, rồi khi có dịp sẽ đến V N làm ăn hoặc thăm thú du lịch.
Có điều dù rất yêu mến và tự hào về nhau thì ai cũng thấy ngay là loại nhà báo đó ở ta hiện nay gần như chưa có. Lâu nay, giới báo chỉ chỉ tự đặt cho mình một mục đích khiêm tốn là tác động tới bạn đọc trong nước.
Điều này có những lý do hoàn toàn chính đáng. Không ai giao cho ta việc ấy cả. Mà trình độ đào tạo của chúng ta thì hạn chế. Mấy ai được đào tạo ngoại ngữ cẩn thận ? Mấy ai được đi thực tập ở các cơ sở nước ngoài ?
Vậy là có muốn cũng không làm được.
Có điều, rồi với cái việc chưa kịp làm ấy, nhiều người lờ đi, coi như không có. Ta bằng lòng với việc mãi mãi nhường đất cho các cây bút nước ngoài để họ nói về Việt Nam thế nào tùy ý họ.Thôi thì chịu vậy !
Song nâng cao tay nghề , đưa báo chí ta đạt tới trình độ quốc tế lại là một điều nhất thiết bắt buộc với mọi người.
Có một mục đích của hội nhập kinh tế mà ta hay quên. Đồng thời với việc tăng thêm nguồn thu cho đất nước, việc nhận làm hàng xuất khẩu còn có ý nghĩa là một dịp để các ngành sản xuất trong nước tự hoàn thiện. Tức để đưa trình độ làm ăn của chúng ta vượt lên trên trình độ lạc hậu những năm chiến tranh và tiến tới trình độ của thế giới hiện đại. Khi quay về phục vụ người tiêu dùng trong nước, hoạt động của các ngành sản xuất đó sẽ hiệu quả hơn.
Với báo chí cũng có tình hình tương tự.
Sự thiếu vắng cảm giác hội nhập đang níu chân chúng ta lại .
Hồi chống Mỹ, lớp thanh niên Hà Nội mới vào nghề báo như bọn tôi không chỉ không biết một ngoại ngữ, mà có biết cũng không có báo nước ngoài để đọc. May mà ngay từ hồi đó , Thông tấn xã Việt nam có tổ chức dịch các loại tài liệu tham khảo để phục vụ cho loại cán bộ từ trung cao cấp trở lên. Mặc dù biết “ phạm luật’ tôi vẫn thường nằn nì các bậc đàn anh cho đọc nhờ. Mục đich của tôi chỉ là xem thiên hạ người ta làm báo ra sao từ đó học hỏi nâng cao tay nghề của mình. Cho đến nay khi mà các loại tài liệu này đã được phổ biến rộng rãi hơn, tôi vẫn giữ được thói quen hôm qua. Ngôn ngữ báo chí ở các loại bài đó vẫn hấp dẫn tôi .
Cái điều hồi trước bọn tôi ao ước thì các bạn trẻ ngày nay có điều kiện làm được mà phần nhiều lại bỏ qua, tôi cứ nghĩ mà tiếc quá , nên muốn kêu lên để may ra liệu có ai nghe .

11/09/2008

Mạnh ai nấy sống

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 14:35

Thử tìm một triết lý toát ra trong cách đi lại hiện thời

Đường sá hay là hình ảnh của xã hội “Trong ý nghĩa tượng trưng của chúng, các xe cộ, cổ cũng như hiện đại, là những hình tượng của cái tôi. Chúng phản ánh các mặt khác nhau của đời sống nội tâm và có quan hệ với các vấn đề phát triển của nhân cách”.

Trong một cuốn sách nghiên cứu mang tên Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (NXB Đà Nẵng) tôi thấy người ta viết như vậy. Đúng quá rồi còn gì!
Nhưng nếu xe là biểu hiện của cái tôi, thì đường là hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống mà ta vẫn sống tuy không bao giờ hình dung ra đầy đủ. Như nhìn vào đường sá ở ta hiện nay. Xã hội đấy! Ai cũng mắm môi mắm lợi để cố mà đi cho nhanh trong khi thực tế tốc độ xe cơ giới trung bình chỉ độ 20 km một giờ. Và chen chúc. Và lộn xộn nữa.

Biết là xấu mà vẫn bị kích động làm theo

Trước khi ra đường, thường tôi không quên tự nhủ mình già rồi không có việc gì quan trọng, hãy
cứ từ từ mà đi, kẻo tai nạn xảy ra thì khốn।
Ấy vậy mà nhiều lần nhìn đồng hồ xe máy, thấy đã phóng với tốc độ bốn năm chục kilômét từ lúc nào. Hoặc ở những quãng đông, xe mình cũng bóp còi inh ỏi chẳng kém một ai; rồi cũng ra cái điều khoái trá hỉ hả y như bắt được của, khi vượt được người bên cạnh, mặc dầu sau khi phóng như điên đến cái nơi cần đến, cũng chẳng có việc gì quan trọng, mà chỉ làm chén nước và tán gẫu.

Thấy lối đi ấy ở mình đã thành thói quen tự nhiên, và hỏi chuyện những người khác, rồi tôi mới vỡ ra: cái cách đi lại như hiện nay nó làm nảy sinh trong mỗi chúng ta cái tâm lý đua chen. Tức là thường xuyên nảy sinh sự so sánh. Ông này đi ngớ ngẩn quá, bị người ta chèn; còn mấy cậu choai choai kia đi liều đi ẩu song hóa ra lại được việc. Ta hay trông trước trông sau. Và chỉ sợ thiệt. Ta học rất nhanh những thói xấu, xoay xở luồn lách. Hình thành một loại tâm lý đặc biệt: lấy việc hơn người được nửa vành bánh xe làm điều vênh váo.
Nhưng con người có phải cái máy đâu mà thoát được cái tâm lý tầm thường ấy!

Thử biện hộ cho những người phạm luật

Hầu như ngày nào trên đường cũng thấy có những người đi đường phạm luật, dù chỉ một số nhỏ trong họ bị giới chức giao thông bắt phạt। Lại nhớ một cách nói của dân gian có từ hồi 1981 khi anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ: “Trên trời chỉ có một Phạm Tuân, còn dưới đất có muôn ngàn người phạm pháp”।

Tại sao ư? Trong nhiều lý do, tôi xin nêu một lý do không nên bỏ qua: đường sá ở một đô thị như Hà Nội (phần chính làm ra từ trước 1954) là để dành cho người đi bộ, cùng lắm là đi xe đạp. Vì thế đường phố không chỉ chật hẹp mà lại lắm ngã tư. Nay ngã tư nào cũng đèn xanh đèn đỏ, hành trình đi của người dân thành ra cứ bị cắt vụn ra thành những quãng lắt nhắt. Vừa rú ga đi được ba bốn chục mét đã phải tính chuyện dừng lại, hỏi làm sao người ta khỏi bực mình và dễ tặc lưỡi, phóng ào cho được việc.

Có thể gọi là kỳ quái?

Có những ý nghĩ cứ len vào tâm trí mình như cỏ dại tức không hiểu từ đâu mà nó lại xuất hiện। Đây là hai ý nghĩ loại đó:

1/ Sao tự nhiên cái cảnh hàng đoàn xe máy chen chúc nhau lại thành môi trường cách sống của cả triệu con người thế này? Có phải là kỳ quái quá không? Có thể có cách đi lại kiểu khác hay không?
2/ Chúng ta đang còn lo đi lại cho an toàn. Không biết đến bao giờ mới lại lo đi lại cho đẹp – cái đẹp chung, không phải của từng người mà của cả thành phố?
Những triết lý tự phát Tôi chưa có điều kiện ra nước ngoài nhiều, chỉ mới sang Nga làm việc vài năm và đi du lịch bụi ở Trung Quốc vài tuần lễ. Cái món metro là một thứ đặc sản ở Nga không nói làm gì rồi, đến hệ thống xe buýt của họ cũng cho tôi một cảm giác trật tự. Mỗi ngày một ít ở người tham gia giao thông tự nhiên hình thành một cảm quan chung, mình chỉ là một bộ phận của một guồng máy xã hội, và mình có trách nhiệm thực hiện những quy ước chung, khi xe an toàn đến bến thì mình cũng đến đích.
Phải nhận đấy là ưu thế của mọi nền giao thông hiện đại. Có lẽ vì thế mà ở Trung Quốc người ta sớm nghĩ ra chuyện hạn chế sự lưu thông xe máy, một quyết định mà tôi cho là cực kỳ thông minh, nó có khả năng giúp cho con người sống một cách có văn hóa. Còn cứ như ở ta mỗi người một xe, đi nhanh hay chậm do mình, an toàn hay tai nạn cũng do mình, thì cái cảm giác gắn bó với cái chung có giảm đi cũng là một điều tự nhiên.

Tôi nghiệp dư,anh nghiệp dư, nó cũng nghiệp dư

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 14:27

Tai nạn giao thông thường chỉ được nhắc tới trên báo chí khi xảy ra ở các trục đường lớn, người đi lại đông đúc, vụ việc ở mức độ nghiêm trọng, chắc chắn là có người chết. Còn theo lời Liên, một cháu ô – sin làm với gia đình tôi thì ở quê nó, tai nạn như cơm bữa, gãy chân sảy tay là chuyện thường ngày, đi đâu chẳng nghe người kể.
Lại như nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Nông thôn đường có đông mấy vẫn là vắng so với thành thị. Mà nói tại người không có ý thức nghe cũng là chuyện xa xôi quá, ý thức gì thời sống như ăn cướp hiện nay? Khốn khổ, Liên bảo, cái chính là nhiều người có biết đi đâu, chỉ bảo nhau mấy câu là nhảy lên xe nổ máy, vừa gặp đám mấy con bò nghênh ngang đã lúng túng không biết phanh với lại về số thế nào. Liều thế mà chỉ sứt đầu mẻ trán cũng còn phúc chán – cái Liên chép miệng kết luận.
Liên nói về chuyện đi lại của những người quê nó. Nhưng tôi muốn nghĩ rộng ra những trường hợp khác, cả tới cách làm ăn của dân mình hiện nay. Như chính những người như cháu Liên đây, từ nông thôn lên, có biết gì đâu về cách sống đô thị. Máy nước mở tràn. Nước rửa nước giặt có gì thừa đổ xuống toa lét. Ra đường thì dắt dây hàng hai hàng ba. Như giữa đường làng, chạy đuổi nhau hét inh ỏi trên phố xá.
Thiếu gì người như Liên chưa hiểu gì về cuộc sống thành thị đã phải sống kiểu thành thị, tránh sao khỏi lố bịch. Mà đâu chỉ chuyện sống, còn tham gia vào việc buôn bán phục vụ bàn dân thiên hạ nữa chứ. Dạy nhau theo lối truyền khẩu mấy câu, không qua huấn luyện, đã phải ra bán hàng. Bao nhiêu lầm lỡ hư hỏng thất thoát. Bao nhiêu dối trá làm liều. Và cả bao nhiêu chấn thương trong lòng người – tôi muốn nói tới chấn thương tinh thần – cái phơi bày ra, cái chỉ tự biết với mình, chỉ quên đi là không nổi.
Nói rộng ra, bước vào một cuộc chuyển đổi mà không được chuẩn bị, cả cộng đồng đang sống kiểu nghiệp dư như vậy.
Trong đầu óc đám người từ lớn lên chỉ biết mỗi một thứ triết học là triết học Mác Lê như tôi, tên tuổi những Platon Aristote chỉ tượng trưng cho những điều rắc rối trừu tượng. Nhưng đọc Platon qua mấy cuốn lịch sử triết học mới in, thấy bao chuyện cụ thể.
Trong lĩnh vực sinh đẻ, Platon bảo ở đây cũng phải có kế hoạch và kiểm soát. Cho đứa bé một nền giáo dục chưa đủ, cần phải bảo đảm nó thuộc về một giống tốt. Không một người nào được phép gây giống và sinh đẻ nếu nếu họ không hoàn toàn khỏe mạnh.
Đối với công bằng xã hội, ông bảo trước tiên không phải là phân phối bình quân mà là mỗi người nhận được đúng cái gì mình đã làm ra và làm công việc thích hợp với mình nhất. Một người thợ mộc đi làm việc thợ xây, một công nhân hoặc nhà buôn lại đi đăng lính hoặc thành một người có quyền thì sẽ trở thành tai họa cho cả xã hội.
Một chỗ khác ông có cái ý rằng đối với việc nhỏ như việc đóng giày, người ta còn cần tìm những người thợ chuyên môn, tại sao trong lĩnh vực quản lý rộng lớn hơn, người ta tưởng ai cũng làm được.
Nghe đúng quá mà lại toàn là chuyện chúng ta không biết, hơn thế nữa còn làm ngược.
Chúng tôi là lớp người được đào tạo từ chiến tranh. Mà chiến tranh là gì ? Là đi bất cứ đâu thực tế đang cần. Là cấp trên bảo sao làm vậy. Là không cần chuyên môn cá tính gì cả.
Phải nói thực là hồi ấy chúng tôi đã biết sẽ khó tìm được chỗ đứng trong xã hội tương lai. Thứ dao gì mà vừa chẻ củi được vừa chẻ rau được, thì chẻ rau cũng dở mà chẻ củi cũng gãy luôn – lúc tỉnh táo, có người trong bọn, nhờ biết nhìn xa đã tự nghĩ như vậy. Nhưng học ở đâu bây giờ, có thầy đâu mà học ,và nhìn quanh chả ai chịu học cả.
Sau 30-4-75 tôi vào Sài Gòn, một bà cô tôi bảo:
–Kỹ sư bác sĩ ngoài Bắc người nào cũng biết nấu cơm với lại trông con, việc nhà đến khéo, không như cái bọn tốt nghiệp đại học trong này.
Biết mới tiếp xúc nên bà chưa hiểu đây thôi –, để cô đỡ thất vọng, tôi phải thú nhận ngay:
— Rồi cô xem , nay mai chúng con kỹ sư không thạo việc, bác sĩ không sạch nghề và mang về rất ít lương, thì cô đừng có mắng đấy nhé.
Thoắt cái đã mấy chục năm, chúng tôi tỏa đi bao công việc, nắm đủ mọi ngành nghề, không biết lạ cái gì, thì lẽ tự nhiên cũng không việc gì gây cho chúng tôi nỗi sợ. Vốn dân đánh đồn diệt viện, học phổ thông qua loa, học đại học tại chức, học sau đại học theo kiểu nộp tiền cho thày xin bằng, ấy vậy mà có người đang nắm những công ti lớn, mua bán tiêu pha bạc tỉ. Cờ đến tay ai người ấy phất, gặp việc gì cũng phải làm dấn tới. Tôi nghiệp dư, anh nghiệp dư, nó cũng nghiệp dư nốt, chẳng phải thế sao ?Thì so với cánh dân nông thôn ra đô thị như cháu Liên nói ở trên có khác là mấy ?
Từ góc độ của những người từ chiến tranh bước ra, cái tội không thạo việc thạo chuyên môn chỉ là chuyện nhỏ, đánh nhau khó bằng mấy còn làm được, nữa là quản lý kinh tế, cứ quyết tâm và có kỷ luật là hoàn thành tất . Nhưng có phải sự đời đơn giản thế?
Nhớ có hồi có cả chủ trương phá rừng trồng sắn, nhắc lại mà vẫn nghe nhói trong lòng. Nhưng biết đâu lúc này cũng đang có những việc tương tự, để rồi sang năm sang năm nữa nhìn lại, cùng thấy nhói lòng tương tự ?!

Thứ Sáu, 25/7/2008saigon times online

Chuyện giả thật

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:24

Không khó gì nếu muốn tìm dẫn chứng cho sự phổ biến của cái giả trong xã hội hiện đại. Nhưng tôi nhớ hơn cả tới cái ý khá độc đáo của Ngô Tất Tố, chuyện ông nêu ra làm hiển hiện cái chất giả mà chỉ người Việt mới có. HÀNG mã nơi bán hàng thật giả hay là nơi bán hàng giả thật?

Trên một số báo Thời vụ, ra năm 1938, tác giả Tắt đèn viết: “Đọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của sở nọ sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp.

Có lẽ trong các thực đơn của thế giới, không đâu có nhiều món giả bằng nước An Nam. Cũng thì một miếng thịt, người ta bầy ra đủ trò: nấu với tiết gọi là giả trâu, nấu với riềng mẻ gọi là giả cầy, nấu với hành răm gọi là giả chim, nấu với đậu nghệ gọi là giả ba ba, đốt đi rồi bóp với thính đỗ tương thì lại bảo là giả dê.

Đồ ăn là thứ sẽ ăn vào miệng, hễ qua hàm răng thì nó là lợn hay trâu, hay gì gì nữa, cái lưỡi sẽ biết tức thì, thế mà chúng ta cứ làm giả, thì có khác chi xúi giục nhau rằng: trên đời không có cái gì mà không giả được? Cái nạn nhiều hạng người giả cũng từ đấy mà ra”.

Nhà văn đương thời Triệu Bôn nói đơn giản hơn. Trước khi ông mất, đến thăm ông ốm, tôi được nghe ông cười nhạt bảo: “Tôi đã thấy những tờ giấy báo để nguyên đặt giữa xếp tiền âm phủ người ta bán cho mẹ Hằng nhà tôi về đốt ngày giỗ. Tức là có hàng giả của hàng giả. Thế thì ông tính còn cái gì người ta không tính chuyện bịp nữa”.

Nhưng vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây là những biến hóa của cái giả trong thời hiện đại. Trong tiểu thuyết Kim Dung, một chuyện giả thật kỳ thú cũng xảy ra với Thạch Phá Thiên. Nhân vật này bị bắt đi, thay vào đấy một Thạch Phá Thiên giả, tạo ra “náo kịch thật giả” mang đầy dư vị triết lý. Ngày nay trong giới viết văn, viết báo, không thiếu gì người mười lăm, hai mươi năm trước viết rất hay, nhưng càng già viết càng nhạt hẳn đi. Bọn tôi hay nói đùa: “Giờ thì ông N. ấy là ông N. giả. Chứ ông N. thật bị bắt về Tàu rồi”.

Cuối năm 2004, tôi đọc được một bài báo kể chuyện bên giới nghệ thuật tranh làm giả lại bán chạy hơn tranh thật và cố nhiên là các họa sĩ làm giả đó sống khỏe hơn các họa sĩ “chỉ là chính mình”. Tương tự, về chuyện quan họ – theo lời nhà văn Nguyễn Phan Hách – ở Bắc Ninh đang có hiện tượng vui vui. Các diễn viên quan họ thật thì sống khó khăn, thỉnh thoảng đi diễn mà chẳng được bao nhiêu. Ngược lại, số diễn viên nghiệp dư trong những tổ chức “dân lập” hoạt động theo lối xe ôm, taxi, lúc nào cũng túc trực đấy, có người mời là đến phục vụ liền, sống khá sung túc.

Những ví dụ này cho thấy mối quan hệ kỳ lạ giữa thật và giả. Trong khi nương tựa vào nhau chúng không chịu bó vào vị trí sẵn có. Đôi khi ở đây có cả sự thay bậc đổi ngôi nữa.

Khoảng những năm 1975-1980, đất nước mới thống nhất, trong khi nhiều thứ hàng được mang từ Sài Gòn ra Hà Nội, thì cũng có một vài thứ mang ngược từ Hà Nội vào, trong đó có bút máy Trường Sơn do Nhà máy Hồng Hà chế tạo. Bút thuộc loại xoàng, bây giờ đã tuyệt chủng. Thế nhưng người dân Sài Gòn lúc ấy vẫn thích có một thứ gì đó của miền Bắc trong nhà nên đua nhau sắm.Thế là đẻ ra cái chuyện mấy bác ba Tàu ở Chợ Lớn làm giả bút máy Trường Sơn để bán. Nhưng lạ nhất là cái sự thực sau đây, người nói với tôi là nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Này, chính Trường Sơn giả lại tốt hơn Trường Sơn thật, thế mới bán chạy.

Còn đây là một ví dụ mới nhất về mối quan hệ thật, giả tôi mới đọc được trên báo Tuổi Trẻ số ra 17-4-2007. Chuyện kể rằng đầu năm 2007, Trùng Khánh nhật báo ở Trung Quốc làm một cuộc thay đổi, trang nhất đưa tin một xã trưởng vận động gánh nước cho dân, còn tin nhà lãnh đạo thành phố làm gì đó thì mang vào trang hai. Sự thay đổi kỳ lạ quá, đến mức có người đã nghi tờ Trùng Khánh nhật báo hôm đó là báo giả, nên mang về nhà đối chiếu. (Không chừng còn có người đi tố cáo nữa!).

Sở dĩ Trùng Khánh nhật báo bị nghi là giả vì nó khác đi so với tờ báo vẫn quen đọc. Việc người ta nghi ngờ nó là giả chỉ chứng tỏ cái cũ đã tồn tại quá lâu nên được coi là chuẩn mực.Vậy ở một trình độ cao như thế này, giả thực chỉ có ý nghĩa tương đối. Tất cả có thể làm khác.

Thoạt nghe “đôi khi cái giả lại rất cần thiết”, hẳn mọi người thấy chối tai, không thể nghe được, song sự thực vẫn có biết bao trường hợp như vậy. Cái giả loại này đẩy xã hội đi tới. Và câu chuyện giả cầy, giả chim… mà Ngô Tất Tố nói cũng không xấu nữa.

Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn

07/09/2008

“Thói xấu lớn nhất của người Việt là rất sợ nói về thói xấu của mình”

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 07:11

Sau khi cố GS Trần Quốc Vượng, GS Cao Xuân Hạo bày tỏ ý định làm sách về thói xấu người Việt Nam nhưng chưa thành, đến lượt nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn quyết tâm cho ra mắt cuốn sách hứa hẹn hấp dẫn này. Chúng tôi trò chuyện cùng ông Vương Trí Nhàn.Khai thác tài liệu về thói xấu người Việt Nam của các trí thức thế kỷ 19-20 đăng báo từ hơn 1 năm nay rồi bây giờ là làm sách.

Tại sao ông đắm đuối câu chuyện này vậy?

Đó là việc đáng làm của một đời người, tôi muốn nhiều người khác cùng tham gia vì đây là vấn đề của xã hội। Tôi đang băn khoăn về tên gọi của đề tài. Thông thường thì gọi là thói hư tật xấu của người Việt Nam, nhưng thực ra nó là trình độ sống, trình độ làm người của người Việt Nam.

Người Việt quá nhấn mạnh tính độc đáo của mình, Việt Nam phải khác các nước, cái đó không đúng, cái chính là phải đo bằng tiêu chuẩn thế giới. Điều quan trọng bây giờ là tự nhận thức mình xem anh là người thế nào, anh là ai. Tất cả tương lai của dân tộc nằm trong hành động này. Tôi rất thích câu của Tản Đà: Dân hai lăm triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con. Dân mình “trẻ con” lắm, thích khen, ảo tưởng rất nặng trong tâm lý.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng dân mình có bản lĩnh hội nhập. Tôi đọc lại lịch sử, không thấy thế. Với người nước ngoài, ban đầu mình e dè, ngại, nếu không muốn nói là kỳ thị, sau đó học lỏm, học không đến nơi đến chốn.

10 năm trước, khi nói về sự hội nhập của văn học Việt Nam với thế giới, tôi bị “đánh” tơi bời, họ cho là tôi vọng ngoại, thèm bơ sữa… Thành thật mà nói, dân mình kém bản lĩnh trong việc học tập nước ngoài mà lại dễ bị lừa. Sách vở vẫn dạy người Việt Nam yêu thiên nhiên lắm, nhưng cái yêu ấy lại giết chết thiên nhiên, như Chùa Hương, như Vịnh Hạ Long…

Tại sao ông không viết một cuốn riêng mà lại tầm chương trích cú từ các tờ báo đầu thế kỷ trước?

Nhiều người không thân nhau nhưng vì khen nhau nên chơi với nhau. Tôi viết phê bình xong thì mất bạn. Một trong những thói xấu của người Việt Nam là rất sợ nói đến thói xấu. Tôi cho rằng khi tôi nói về những thói xấu của anh, anh sẽ tiếp cận tôi hơn, và điều đó chứng tỏ sự trưởng thành.

Đường phố luôn có những bãi rác giữa đường.
Nhưng thực tế, rất nhiều người chăm chăm khoe mình. Cách đây khá lâu, tôi đặt vấn đề này, có vị trí thức bảo tôi: Chưa đến lúc cần.

Trong phê bình, tôi bị cho là người thiếu nhân hậu, tâm địa xấu xa, chỉ thấy cái xấu của người. Cả xã hội đóng băng trong sự tự khen thưởng. Cố GS Trần Quốc Vượng, GS Cao Xuân Hạo cũng có lần bày tỏ ý định viết sách về thói xấu người Việt, nhưng chưa ai làm cả. Tôi chưa đủ uy tín để đứng ra làm một cuốn riêng, dễ bị bài bác, đành trích dẫn các cụ Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim… Lâu nay, chúng ta chỉ biết Phan Bội Châu đánh Pháp ra sao, xuất dương, Đông du thế nào, còn những tài liệu cụ chê dân mình mất đoàn kết, tầm nhìn hẹp, học để kiếm gạo… đều không nhắc tới. Còn Nguyễn Trường Tộ, người ta chỉ thấy tế cấp bát điều của cụ thôi, chưa thấy cách cụ đã đo người Việt Nam bằng cái con mắt thế giới. Cụ Phan Chu Trinh cũng nói về dân tộc mình rất nặng nề.

Có bao giờ ông nghĩ tới công việc như ông Bá Dương (Đài Loan), đánh mạnh vào tảng băng trì trệ tự thỏa mãn, kém phản tỉnh?

Tôi cho rằng trí thức phải như thế. Trung Quốc không chỉ có ông Bá Dương đâu. Lý Tốn Ngô từ trước năm 1949 đã viết: “Đọc lịch sử Trung Quốc toàn thấy mặt dày và tim đen”. Cuốn này được nước ngoài đọc rất nhiều, ngang Binh pháp Tôn Tử. Vừa rồi, tôi lại đọc được 2 cuốn rất hay: Trung Quốc dân tộc tính và Trung Quốc nhân cách bệnh thái phê phán, tập hợp các bài viết từ đại lục, Hong Kong, Đài Loan lẫn người nước ngoài. Tôi yêu một đất nước hơn, khi hiểu cái xấu của họ. Nhiều người nước ngoài nói: người Việt ít có khả năng đặt mình vào vị trí người khác. Tức là tri kỷ chứ không tri âm, hai kẻ nói chuyện với nhau như hai người điếc. Tục ngữ nói Thương người như thể thương thân, nhưng dân ta sống với xã hội rất kém, vứt rác ra khỏi nhà là coi như xong, tắc đường là cứ đâm lên không thua ai cả.

Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, thói xấu nào là sự ngáng trở nguy hại nhất?

Tùy tiện, thiếu khả năng hợp tác, và như Vũ Trọng Phụng đã nói: Mọi tư tưởng từ ngoại quốc đến Việt Nam đều bị làm hỏng. Nhưng thói xấu lớn nhất vẫn là sợ người khác nói xấu mình. Làm ăn với nước ngoài mà cứ lấy tinh vặt (ranh ma, khôn vặt) làm kế sinh lãi. Tôi rất không đồng ý với cuốn Thần đồng đất Việt, vì trong đó toàn ca ngợi cái tinh vặt, láu cá của người Việt khi làm ăn với ngoại quốc. Cái đó không đáng tự hào.

Trong số các thói xấu của người Việt, có những thói xấu mà chỉ tại Hà Nội mới “phát huy rực rỡ” như tuyên ngôn ở quán xá vỉa hè, khinh người, chửi thề văng tục. Ông nghĩ thế nào?

Ở Việt Nam có nhiều cái mà nó chưa thành chính nó. Đô thị VN chưa phải đô thị. Hà Nội xưa là cái chợ bên cạnh dinh đồn, chứ không phải đô thị như phương Tây. Hà Nội tạp nham và chưa bao giờ nó là nó cả, không trở thành chính mình và quá lép vế.

Ngoài phần trích dẫn các nhà trí thức thế kỷ 19, nghe nói ông còn có in cả phần nghiên cứu riêng trong cuốn sách này?

Bên cạnh trích dẫn, việc chú giải rất quan trọng, bởi cũng chữ ấy hồi trước hiểu khác bây giờ nghĩa khác. Chẳng hạn “nhân sự” bây giờ có nghĩa là việc tổ chức cán bộ ở cơ quan, đơn vị, nhưng thế kỷ trước lại có nghĩa là “việc đời”. Một mặt, tôi đọc lại Đại Nam thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục để thấy lịch sử nói gì về thói hư tật xấu của người Việt. Tôi hệ thống lại, xếp từng thói xấu vào từng phạm trù văn hóa, so sánh với các quốc gia. Phải phân biệt sức sống và trình độ sống. Không phải con người là sống thế nào cũng được, quan trọng là anh làm việc cống hiến thế nào, có phát minh nào cho nhân loại.
Dĩ nhiên, tôi phải đọc thêm triết học, nhân học, xã hội học… Có lẽ 2-3 năm nữa mới phát hành được cuốn sách, khoảng 200-300 trang. Có một Việt kiều từng viết sách về thói xấu người VN, nhưng chắc chắn sách tôi sẽ hấp dẫn hơn, vì thu hút được nhiều tài liệu của các trí thức lớn.

Đọc và viết về thói xấu ,ông có thấy nản không?

Không. Bởi không còn con đường nào khác. Tôi rất thích câu của nhà văn Nga Sêkhôp: Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế nào…

Xin cảm ơn ông và mong cuốn sách sớm ra mắt độc giả.

Trần Thanh –

Sự thật mới là vẻ đẹp chân chính!

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 06:41

TT – Cuộc thi hoa hậu năm nay đến hồi kết mới xảy ra xìcăngđan nho nhỏ. Nói tóm tắt là hoa hậu Trần Thị Thùy Dung chưa tốt nghiệp trung học phổ thông. Việc công nhận cô coi như vi phạm các quy chế hiện hành. Mặc dù vậy – vì nhiều lý do tế nhị – ban tổ chức cuộc thi không tính tới chuyện tước vương miện của cô.

Hoa hậu Thùy Dung vẫn giữ được vương miện. Ảnh: T.T.D.

Xung quanh sự việc hiện còn nhiều chi tiết cần được làm rõ. Có thể sắp tới người ta sẽ tìm và đưa ra một vài lý do để biện hộ, nhưng nói thật cái ấn tượng bị lừa dối khó đánh bạt được ngay. Nó liên quan đến tình trạng mập mờ chung của nhiều sự kiện trong đời sống, khiến người ta đôi khi phải tự nhủ đừng để ý chỉ mệt!

Một sự kiện văn hóa mà diễn ra thế chăng? Sự minh bạch chẳng lẽ tuyệt diệt rồi chăng? Chuyện gì rồi cũng trở thành trò ú tim chăng?

Tạm giả định các thông tin đang râm ran sang một bên, tôi chỉ xin phép bàn một điều: ban tổ chức cuộc thi lớn như thế này liệu có quyền lúc thì nêu rõ trong điều lệ một yêu cầu nào đó, lúc thì tuyên bố không cần và việc gì đã làm sẽ không bao giờ tính lại?

Nhà sử học Trung Quốc cổ đại Tư Mã Thiên từng ghi lại trong bộ Sử ký một mẩu chuyện: Thời Tần nhị thế, Triệu Cao muốn làm phản liền dâng lên vua một con hươu nhưng lại bảo là ngựa. Vua hỏi quần thần. Nhiều người im lặng. Một số muốn lấy lòng Triệu Cao bảo là ngựa. Nhưng vẫn có một ít người nói thẳng là hươu mặc dù số này sau đó bị Triệu Cao trù, rồi trị tội.

Từ các hoạt động thể thao, các hội diễn nghệ thuật, cho tới vài kỳ thi học sinh giỏi của học trò tiểu học… thỉnh thoảng vẫn thấy vang lên những lời tố cáo về các trò gian lận, móc ngoặc. Một cuộc thi hoa hậu nên làm mẫu cho việc trở lại với tính minh bạch và tinh thần tôn trọng mọi nội quy mà chính mình đã đề ra chăng? Bởi xưa nay từ Tây sang Đông đâu đâu cũng thấy người ta bảo sự thật mới là vẻ đẹp chân chính cần cho mọi cộng đồng, mọi xã hội.

Thứ Bảy, 06/09/2008 tuoitre online

06/09/2008

Khuôn mặt hôn nay tai họa hôm qua?

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 13:06

Dưới sức ép của cạnh tranh, truyền thông quốc tế khi cần tổng kết tình hình ở một nước một khu vực có những sáng kiến khá thú vị. Chẳng hạn thay cho việc nêu lên các sự kiện cần nhớ sau một năm thì họ lại nêu … những sự kiện bị bỏ quên. Chơi trội ư? Có thể. Nhưng đó là cách chơi trội có lợi cho mọi người. Cái chính là người ta muốn lưu ý người đọc rằng đời sống hiện đại có muôn vàn chi tiết muôn vàn bộ mặt, và đóng góp của một cơ chế thông tin chính là nói với người ta những thứ mà người ta cần, nhưng lại không biết mình cần.

Học theo cách làm đó, vào những ngày này, khi đài báo ở ta đang tổng kết tình hình trong năm 2007, tôi tự hỏi mình còn có điều gì ta nên lưu ý và muốn cùng mọi người ngẫm nghĩ sâu hơn một chút. Và tôi nhớ tới lũ lụt.

Trước tiên ký ức của tôi trở về với sự kiện gần nhất. Lũ chồng lên lũ là cách nói phổ biến đối với đợt lũ lụt miền Trung trong tháng 11-07. Nơi bị tai họa nhiều nhất là vùng từ Trị Thiên Huế cho tới Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định. Chỉ cần theo dõi hình ảnh các vùng này qua tivi và nghe những các nhà báo đang có mặt ở hiện trường truyền về những tin tức mới nhất, người ta cũng đủ biết các địa phương đang oằn mình hứng chịu thiên tai. Rằng nước có lúc vào tới thềm Đại Nội; rằng ở Hội An, nhiều nhà cổ cũng bị nước đe dọa.

Lùi về trước nữa, lại còn đợt lũ đầu tháng 10 ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình. Theo một con số thống kê, nếu đợt lũ này thiệt chung tới 2100 tỉ thì riêng vùng ven sông Bưởi mấy huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Gia Viễn, Nho Quan đã lên tới 1500 tỉ.

Một bài báo nhỏ trên một mạng điện tử còn ghi hồi đó cả huyện Quế Phong( Nghệ An) có lúc bị cắt đứt mọi giao thông liên lạc. Sau đợt lũ, khói hương rải rác dọc sông Hiếu.
Nhớ tới những ngày ấy, là nhớ tới hoạt động của các phóng viên năng động. Các anh các chị đã can đảm có mặt, đi nhanh viết nhanh, truyền về những tin tức nóng hổi.
Vào những ngày tất niên này, với mọi cây bút, hẳn còn bao nhiêu nhiệm vụ mới đang chờ . Song tôi vẫn muốn làm phiền các nhà báo tài năng đó bằng mấy đề xuất sau đây.

Theo cách hiểu thông thường, những điểm nóng thường chỉ có nghĩa của một thời khắc dăm bảy ngày. Nhưng hãy thành thực mà nói với nhau đi, những vùng chịu tai họa một hai tháng trước vẫn có quyền là những điểm nóng. Đó là sự kiện đáng nhớ của cả năm, hoặc một vài năm.

Vậy thì tại sao chúng ta không tiếp tục “ trở lại chiến trường xưa “? Tôi muốn những ngòi bút tâm huyết hôm qua quay trở lại và làm việc kỹ lưỡng hơn ở những nơi chịu thiệt thòi ấy. Tai họa hôm qua đang có khuôn mặt ra sao ? Người dân ở các vùng lũ lụt tháng trước nay đang sống ra sao? Các gia đình làm sao lo cấy lại ruộng, nuôi lại con lợn con gà? Các em nhỏ lấy đâu ra sách để học? Mà trường học sau lũ lụt đã dựng lại như cũ chưa, sau trận lụt cả vùng có bao nhiêu học sinh phải bỏ học vì nhà neo đơn,và không chừng không còn cái gì ăn để tiếp tục theo học?!

Trong sự năng động của đất nước, nhiều sự kiện diễn biến khá nhanh và thường sau khi đi qua thì nằm luôn ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Như nhiều vụ án xử mãi không xong. Như vụ sập cầu Cần Thơ đến nay vẫn chưa thấy có kết luận đầy đủ. Thành thử cũng dễ hiểu là những vùng thiên tai trong năm không còn là điểm nóng của tin tức. Nhưng tôi ngờ là độ nghiêm trọng của tình hình thì vẫn giữ nguyên, và chỉ bởi chúng ta ở xa nên chúng ta không cảm thấy hết cái lạnh lẽo của nó. Vậy thì các nhà báo nhà văn nhà nghiên cứu nên thay mặt xã hội trở lại với họ.

Rộng hơn câu chuyện phản ánh tin tức của một cây bút thời sự, có lẽ cần nói thêm cả những đòi hỏi ở góc độ điều tra nghiên cứu. Những bạn đọc chúng tôi cần biết sau những vụ vỡ đập, ngành thủy lợi có rút kinh nghiệm gì về công việc của mình ? Liệu có cán bộ tham nhũng nào thấy hối hận vì nỗi mình đã rút ruột công trình khiến cho bao người tan cửa nát nhà ? Các nhà quy hoạch tính toán sao với những quy hoạch sắp tới ?

Những ai từng đọc báo chí và văn chương hồi mới chuyển sang viết theo kiểu hiện đại hẳn nhớ Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Truyện kể về một viên quan đi đốc thúc dân quê hộ đê đã vô trách nhiệm thế nào. Chủ đề này sau còn được Nguyễn Công Hoan Ngô Tất Tố nhắc lại. Vũ Trọng Phụng có tiểu thuyết Vỡ đê. Qua các tác phẩm này, bọn tôi hình dung là với quan chức thời xưa, chuyện đê điều có ý nghĩa quyết định đến con đường hoạn lộ. Nếu ông để vỡ đê trong cái hạt mà ông trị nhậm thì xin nghĩ tới truyện nộp triện cho cấp trên ngay tắp lự, chứ không chờ cứu xét gì cả.

Ngày nay dù cách làm của ta có khác, nhưng chẳng nhẽ các cơ quan công quyền không có lúc quay trở lại bàn về nguyên nhân xét và trách nhiệm từng người sau vỡ đê. Sẽ có ai giúp cho chúng tôi hiểu thêm về phản ứng loại này của bộ máy các địa phương, nếu không phải là các nhà báo ?

31/12/2007người đại biểu nhân dân

05/09/2008

Sống trên đường

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 09:32

1. Mỗi buổi sáng thức dậy nỗi lo đầu tiên của nhiều người dân thành phố hiện thời là lo con đường từ nhà đến nơi làm việc liệu có ách tắc gì không. Thuở mọi người còn nghèo, người ta chỉ đạp xe đi làm và mọi vui buồn lúc ấy dồn cả vào chiếc xe đạp cà khổ. Nay số người có xe máy ngày mỗi đông, mà lạy giời, xe cũng ít hỏng, tưởng đã đỡ lo. Thì lại nảy sinh cái khổ về đường sá! Đường xấu đường tốt đường bụi đường sạch, đường còn nguyên lành và đường bị đào xới, cái đó cũng phải tính toán một phần, nhưng con người nơi đây gian khổ đã quen, thế nào rồi cũng chịu được. Nhưng từ lúc nào không biết, tự nhiên đường trở nên quá đông đúc, và sự ùn tắc trở nên thường xuyên, cái ấy mới rầy rà. ùn tắc nghĩa là gì? Là xe máy mà tốc độ chỉ bằng xe đạp, hoặc đi bộ. Là mất thì giờ chờ đợi. Là đến sở muộn. Là lỡ hẹn. Là hỏng việc… Nhưng ở đây tôi muốn nói thêm một khía cạnh tâm lý: Trong việc đi lại hiện thời, con người như bị kéo sống gần nhau hơn. Bao nhiêu cái xấu vốn có được bày ra và buộc nhau phải chịu đựng. Và một cách tự nhiên cứ phải nghĩ ngợi về văn hoá chung sống của cả xã hội.

2. Tạm kể ra đây một ít nặng nề về mặt tâm lý, mà trong cảnh giao thông căng thẳng chen vai thích cánh trên đường, hàng ngày mỗi chúng ta phải chịu:

– ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, còi xe đã là một phương tiện bị cấm, và chỉ được phép dùng trong những hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng ở ta thì còi xe vẫn tha hồ lưu hành, và nhiều lúc không gì thay thế nổi. Có điều đáng lẽ chỉ xem việc dùng còi là bất đắc dĩ, thì một số người lại thích thú nhấn còi cho thật inh ỏi. Hình như những người này coi đây là phương tiện hành hạ người khác, anh mà không nhường đường để cho tôi đi trước thì còn là khổ vì tiếng còi của tôi! Ngoài ra còn có tiếng còi vênh vang, tiếng còi khoe của, tiếng còi chơi trội… đủ kiểu!

– Đường đã đông, song nhiều người cứ cố luồn lách vượt lên, ra cái điều mình khôn ranh sáng ý, thạo đời hơn người. Tự bản thân nó, việc đi vào những con đường ngược chiều và vượt đèn đỏ ở các ngã tư đã là phạm luật và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Song với người nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ, nó cứ như một sự trêu ngươi: Các anh hiền lành thực thà thì các anh khổ, xem này, tôi có sao đâu(!)

– Có một khái niệm hơi cũ là sự làm phiền. Đứng về mặt luật pháp thì chả ai cấm tôi chở bó củi hay bao tải hàng sau xe, nhưng trên đường đi, như vậy là tôi đã choán chỗ công cộng và gây khó chịu cho chung quanh. Vậy, mong các anh thứ lỗi – Đại khái, cảm giác thấy mình làm phiền bắt đầu từ một nhận thức như vậy. Thế nhưng loại người biết lo nghĩ cho chung quanh đang “hơi bị hiếm”. Đường là của chung và ai giỏi chiếm dụng, kẻ đó được lợi lộc nhiều, họ nghĩ thế. Còn như khách quan mà xét, cái sự khuếch trương của họ giống như một sự ăn cướp không gian của người khác, họ không cần biết. Nhiều khi sự trâng tráo ở đây đã vượt qua mọi giới hạn.

3. Một trong những đặc điểm của cuộc sống đô thị, là khả năng làm cho con người trở nên vô danh. Chẳng hạn khi đi ra đường, ấy là lúc không ai biết ai làm nghề gì, nhà ở đâu, học vấn ra sao, đang có cương vị như thế nào. Ta chỉ còn là một người đi đường bình thường như mọi người. Sự vô danh lúc này mang lại cho mỗi cá nhân một ít tự do, anh ta không phải đóng cái vai mà anh ta vẫn đóng, và do đó có thể dễ dàng đi thẳng tới cái đích của mình. Thế nhưng ở ta nhiều người không nghĩ như thế. Sự vô danh được khai thác vào những mục đích khác. Hoặc có khi ăn mặc lôi thôi lếch thếch ra cái điều bất cần đời. Hoặc diện xe máy hẳn hoi, song thản nhiên dóng xe song đôi mà tâm sự… Trai gái đèo nhau vuốt ve nhau như ở chỗ không người. Qua cầu buồn tình dừng xe đái bậy… Tự do được xem đồng nghĩa với vô lối, bất cần, không để ý đến bất cứ ai khác.

ở trên, chúng ta vừa nói cái đáng sợ nhất đối với người đi đường hiện nay là lối phóng xe ào ào lao tới, gây kinh hoàng sợ hãi. Nhưng đến khi gặp phải cái cảnh mấy cô gái ăn mặc thật diện, lững thững sang đường, sẵn sàng dừng lại nhởn nhơ kéo áo, vuốt tóc ngay giữa dòng xe cộ tấp nập, thì người ta cũng chỉ còn có cảm tưởng về một sự cám cảnh vô duyên. Một khi những cái rề rà chậm chạp vẫn còn tìm được chỗ đứng của mình, trong không khí sôi động nói chung, tức là mọi sự chuyển pha còn dang dở, và cái nếp sống gọi là hiện đại, mới chỉ là bề ngoài, ở trong còn bao điều trơ lỳ, tĩnh tại.

4. Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (bản dịch của NXB Đà Nẵng 1997) là một cuốn sách mang tính cách tổng hợp, ở đó, những người biên soạn tìm cách đọc ra trong mọi hình thức của đời sống cái nội dung mà nhiều thế hệ đã gửi gắm vào nó. Theo từ điển này thì chính nhà tâm lý học C. Jung cho rằng “cần coi các xe cộ, trong ý nghĩa tượng trưng của chúng, như những hình tượng của cái tôi. Chúng phản ánh các mặt khác nhau của cuộc sống nội tâm, có quan hệ với các vấn đề phát triển của nhân cách”.

Vậy thì đâu là những cái tôi mà người ta có thể đọc ra, khi nhìn vào dòng xe cộ tấp nập trên đường hôm nay? Dĩ nhiên nay là lúc có thể nhận ra rất nhiều cái tôi năng nổ, cái tôi bứt phá trên đường nhằm đạt tới mục đích xa rộng. Qua rồi cái thời già trẻ bảo nhau nhẫn nại chịu khổ, thủng thẳng đạp xe đến đâu hay đến đấy. Mà mỗi phút bây giờ đều được quy ra tiền của, mỗi người trên xe là một cá nhân khao khát tự khẳng định! Song cũng phải nói, chưa bao giờ như bây giờ, những cái mầm tai hoạ nho nhỏ vùi sâu trong mỗi cá nhân lại công khai bộc lộ trên đường như vậy. Một mặt chưa phải là hết cái tôi bản năng tự phát, đã ngồi trên xe có động cơ phi trên đại lộ rồi mà vẫn mang nặng tâm lý anh chàng đi xe đạp nghênh ngang ở giữa đường làng. Mặt khác, điều đáng lo ngại hơn, là rất nhiều cái tôi hiếu thắng, vênh váo vì có được cái xe lạ, hoặc hỉ hả ra mặt khi vượt trước kẻ đồng hành. Thường thì những cái tôi hiếu thắng này đồng thời cũng là cái tôi thiển cận: Người ta sát khí đằng đằng lao tới trước vì tưởng rằng có thể mưu cầu hạnh phúc riêng cho mình, có biết đâu mỗi cá nhân vẫn chỉ là một phần tử nhỏ bé của cái dòng chảy chung là cả xã hội, thoát làm sao được!

5. Số phận con người thời nay là phải dành nhiều sự sống trên đường. Song có cái lạ là ở những nước biết tổ chức giao thông hợp lý và đưa nó lên trình độ hiện đại, thường sau khi đi một quãng đường dài, xem đồng hồ, người ta mới ngạc nhiên là mình đã ngồi trên xe đến hàng giờ và vượt qua cả trăm cây số. Ngược lại ở ta nếu tính tới những bực bội mà bản thân phải chịu trên đường từ nhà đến sở, đôi lúc ta tưởng đã đi được rất xa trong một thời gian rất lâu. Song tính kỹ, hoá ra chỉ đi độ 5-6 km trong 10-15 phút gì đấy! Hệ thống đường sá kém cỏi cố nhiên là yếu tố đầu tiên khiến mỗi chúng ta có cái cuộc sống trên đường kỳ cục như hiện nay. Song đấy là chuyện vượt lên trên tầm lo liệu của mỗi người. Rút lại, câu chuyện tôi muốn nói hôm nay chỉ là mong sao mỗi chúng ta khi ngồi trên xe có thêm ý thức về hoạt động của mình, nghĩ thêm hoạt động của mình, nghĩ thêm về mọi mặt phiền toái ta gây cho người khác để rồi biết điều một chút, nhường nhịn một chút trong đi lại – chỉ một chút thôi, thì cuộc sống trên đường của những người đồng hành với mình cũng đỡ nặng nề đi rất nhiều. Và đó chính là văn hoá.

03/09/2008

Chọc ghẹo nhau để cùng cười!

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:55

Khoảng từ 1932 đến 1940, Tự Lực Văn Đoàn của nhóm các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng… nổi lên như một tổ chức văn học đầy uy tín tới mức họ thường xuyên đùa giỡn trước mặt mọi người, “xoa đầu” anh em trong giới.
Trên Ngày Nay số xuân 1940, Lê Ta (Thế Lữ) cùng Tú Mỡ mở mục Minh niên giáng bút, mượn lời một bà già khăn chầu áo ngự để “phán” về các đồng nghiệp… Theo chính Lê Ta và Tú Mỡ nhấn mạnh thì trong “lời phán” này có những chữ, hoặc những nghĩa, hoặc những ý tứ có liên quan đến tên tuổi, đến tâm tính hay công việc của từng người, ai có đọc văn học tiền chiến sẽ hiểu sâu sắc hơn. Dưới đây là một ít dẫn chứng…

1- Loại đùa bỡn nhẹ nhàng vô thưởng vô phạt:

Về Tam Lang:
Tưởng người cùng xóm văn chương
Học đòi lại muốn theo phường kéo xe
Nhưng thân phục phịch nặng nề
Kéo xe chẳng nổi quay về kéo… văn.

Về Nguyễn Tuân:
Nghe vang theo bóng một thời
Tên này thực biết vâng lời người trên
Bây giờ gần gụi ả phiền
Hỏi han câu chuyện ngọn đèn dầu ta.

Về Tú Mỡ:
Danh thì mập, thực thì còm
Chỉ già béo mép béo mồm béo văn
Khi cười phá, lúc cười gằn
Người toe toét miệng, kẻ nhăn nhó mày.

2- Loại châm chọc, nhưng chưa đến nỗi ác ý quá đáng:

Về Lê Văn Trương:
Nói năng hùng dũng hơn người
Khôn vì xuôi ngược đã mười năm xưa
Đầu làng sức mạnh có thừa
Vỗ vào ngực thét: Tôi thờ trái tim.

Về Lưu Trọng Lư:
Cái tên này cũng đáng ngờ
Ấy bình hương khói hay lừa nặng cân
Làm thơ giàu điệu nghèo vần
Ra đời với bác sơn nhân độ nào.

Về Lan Khai:
Tên là lan ở trên đời
Chẳng thơm hẳn đã có mùi khai khai
Viết văn kể chuyện dông dài
Ở trên mạn ngược làm vui đường rừng.

3- Loại có phần cay độc đi gần tới xúc phạm:

Về Vũ Trọng Can:
Gan to, gan nặng lạ lùng
Bởi vì trong óc hẳn không có gì
Thế mà cũng dám ti toe
Nói năng viết viết để lòe tài hoa.

Về Ngô Tất Tố:
Gặp khi tắt lửa tối đèn
Mập mờ tài trắng hay đen hỡi tài
Vì ta phát giác ra ngoài
Mười năm hương lửa cũng hoài luống công.

Về Ngọc Giao:
Tên này mới quý làm sao
Còn văn thì chẳng bún nào mềm hơn
Tài năng nhũn nhẽo như lươn
Xui chàng yêu ả, chị hờn với anh. …

Từ thời điểm hôm nay, thử nêu một vài nhận xét: Thời nào cũng vậy, con người thích đùa bỡn châm chọc nhau, và thường nhân những ngày Tết làm vài trò quậy kiếm vui.
Những chuyện châm chọc khích bác trong giới nghệ sĩ vốn có sức lôi cuốn đặc biệt với đông đảo bạn đọc. Người đời thích nhớ tới thói xấu của những người nổi tiếng để tự an ủi: Ra họ chẳng khác gì mình. Trong một truyện ngắn mang tên Huyền thoại phố phường, Nguyễn Huy Thiệp từng nói tới vai trò của những “mẩu chuyện hậu trường” loại này trong đời sống hàng ngày:

“Bữa ăn có Phúc thú vị hẳn lên. Phúc kể chuyện khéo, ông biết nhiều giai thoại ngộ nghĩnh của giới văn nghệ. Trong một bữa ăn phong lưu, thật chẳng có món gia giảm gì hợp vị hơn là món ấy”. Nhận xét của Nguyễn Huy Thiệp không phải chỉ đúng với người ngày nay, mà ngày xưa cũng thế.

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.