VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

09/12/2011

Trò chuyện với Nguyễn minh Châu

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:22

       Những năm từ 1975 về trước khi đang công tác tại tạp chí Văn Nghệ quân đội , tôi thường có dịp trò chuyện với Nguyễn Minh Châu . Ấn tượng để lại trong tôi sau các buổi nói chuyện này sâu đậm tới mức tôi phải thường xuyên ghi chép trong một cuốn sổ riêng . Dưới đây là  những  suy nghĩ của tác giả Dấu chân người lính về nhiều vấn đề nghề nghiệp mà tôi đã nghe và ghi được . Mỗi lần đọc lại,  tôi vẫn hằng tin rằng ghi chép này không chỉ  có ích  cho những ai muốn hiểu về ông  mà còn là những gợi ý để  cùng hiểu về một lớp người viết văn và một giai đoạn văn học . 
(more…)

Nhật ký 2011 ( tuần LXII—LXVI )

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:20
16-10
NGƯỜI TẦU KHAI MỎ THỜI CÁC CHÚA TRỊNH
Chương V cuốn Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim mang tên Những việc họ Trịnh làm ở xứ bắc trong khoảng hai thế kỷ XVII- XVIII. Việc đầu tiên được tác giả kể ra là giao thiệp với nhà Thanh. Tiếp đó là các việc về quan chế binh chế thuế má. Riêng phần việc khai mỏ sau khi kể ra các mỏ ở Tuyên Quang Thái Nguyên Lạng Sơn, ở tr. 313 bản của nhà Tân Việt Sài Gòn 1951, tác giả viết :
(more…)

Những tha hóa trong nghề thầy giáo thời nay

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:19

CÓ PHẢI LÀ THẤT ĐỨC?

     Xã hội hiện đại là cả một guồng máy khổng lồ nó cuốn người ta đi và sự thực là nhiều khi chưa biết rõ việc làm của mình có ý nghĩa gì, nhiều người đã phải lao vào hành động để đáp lại sự đòi hỏi của hoàn cảnh cũng như để tạo nên những bước đi thích ứng với các đồng loại. 

Đọc ‘cây bút, đời người’ của VƯƠNG TRÍ NHÀN

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:17

Đỗ Ngọc Thạch

(Đọc tập Chân dung văn học của Vương Trí Nhàn)

Tập sách Cây bút, đời người (*) của Vương Trí Nhàn tập hợp 12 bài viết về 12 nhà thơ, nhà văn Việt Nam hiện đại (**) -, là một cuốn sách thuộc thể loại “Chân dung văn học”, một thể loại vào loại khó viết. Khó viết bởi nó liên quan đến việc xác định chân giá trị cũng như đẳng cấp của các nhân vật mà việc xếp hạng các nhà văn, nhà thơ là điều rất tế nhị và phức tạp!
(more…)

Mười ngày ở Vinh- mùa xuân 1973

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:16
Thành cổ Nghệ An

Hòa bình đến với cả nước sau 30-4-1975 là một hòa bình đồng nghĩa với chiến thắng. Cảm hứng chiến thắng lúc ấy lấn át tất cả. Nhưng hòa bình lập lại ở miền Bắc sau Hiệp nghị Paris đầu 1973 , mới thật là hòa bình với nghĩa thông thường của nó. (more…)

Ngoài trời lại có trời

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:14

I. Đặt chưởng vào trong dòng chảy liên tục của tiểu thuyết Trung hoa
Khi đi vào nghiên cứu lịch sử bộ môn tiểu thuyết, không hẹn mà nên, các nhà nghiên cứu ở phương đông lẫn phương Tây nói chung đều xác nhận rằng thật ra, ban đầu thể tài này là một thứ văn chương bị coi rẻ và chỉ dần dần, trong quá trình lâu dài của lịch sử, nó mới trưởng thành để trở nên ngang hàng với các bộ môn nghệ thuật khác.
(more…)

Con người suy thoái ?

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:13

Trời sinh vua để làm vua
Và thi sĩ để làm thơ ru đời
Một ông vua trái luật trời
Việc vua thì nhác, lại đòi… làm thơ.

(more…)

Nhật ký 2011 ( tuần XXXVIII — XLI)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:12
Bộ đội Đồn Ea H’leo tuần tra bảo vệ biên giới

18-9
VIỆC GIỮ GÌN BIÊN GIỚI THỜI LÊ THÁNH TÔNG
Sau khi đánh đuổi được người Minh, việc bang giao với Trung quốc có một nội dung là bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Việc này kéo dài suốt từ khi Lê Lợi lên ngôi 1428 trải qua các đời Nhân Tông Thái Tông cho đến khi bắt đầu triều Lê Thánh Tông 1460 – 1497.
(more…)

Cần một thứ sử học khác

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:10

(TBKTSG) – Từ đầu thế kỷ 20, một trí thức nổi tiếng là Hoàng Cao Khải trong cuốn Việt sử yếu (viết năm 1914) đã nhận xét rằng bao đời nay, người Việt mình thường tỏ ra thạo sử Trung Quốc hơn sử Việt. Từ các sĩ phu và quan lại, tình hình này lan ra đến đông đảo dân chúng.

(more…)

Một cách nhà văn nghĩ & làm

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:08

Chuyến vào Sài Gòn cuối tháng 9 này, gặp bạn bè trong đây nhiều người hỏi, lâu nay Vương Trí Nhàn “lỉnh” đi đâu vì chẳng thấy lão này gặp ai.
(more…)

“Cốm Vòng bẩn? Tôi không bất ngờ”

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:06
Những hình ảnh tuyệt đẹp sẽ chỉ còn lại trong ký ức?

 GDVN) – “Tôi không thấy làm bất ngờ và tiếc nuối điều gì trước thông tin món cốm làng Vòng có nhuộm phẩm vì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra…”.

Hiện đại hóa, cốm bẩn là hiển nhiên

.
Trong tâm thức của người dân thủ đô, cốm là thức quà riêng biệt. Thức quà ấy mang hương vị của tất cả sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của người dân làm nông nghiệp. Món ăn ấy thanh khiết, mang trong nó sứ mạng như linh hồn của văn hóa ẩm thực Hà thành.
(more…)

Một hồ sơ nhỏ về Đốt(*)

Filed under: nha van — vương-trí-đăng @ 12:04

Đối với thế hệ những người cầm bút sinh ra khoảng những năm 40-50, một trong những nỗi đau đến sớm và còn kéo dài rất lâu, là phần lớn chúng tôi… không biết một ngoại ngữ nào cho rành rẽ. Khoảng những năm 60 cho đến trước 75 ở Hà Nội tiếng Anh ít người biết, tiếng Pháp bị coi như là lỗi thời, và giá biết cũng không có sách để đọc; tiếng Nga còn rất lõm bõm; riêng tiếng Trung Quốc có được dạy nhiều ở các trường phổ thông, song tới 1966 tự nhiên bị xếp xó, vì nguồn sách báo cạn hẳn.
(more…)

. Ảo tưởng, đâu dễ từ bỏ

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 12:02

Giữa bao nhiêu vụ bê bối đương thời, thì vụ bán độ trong bóng đá năm 2004 “ chỉ là một cái gì rất nhỏ. Sau khi điều tra trên diện rộng,  và có lẽ chỉ có một số nhỏ người có liên quan là có án cụ thể. Song tôi nghĩ cái số người  không có án, số đó mới đáng sợ. Nghĩ tới họ ta hình dung ra cả một tình trạng lầm lỗi tràn lan  với những biểu hiện muôn màu muôn vẻ. (more…)

Nhật ký 2011 ( tuần XXXV –XXXVII)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:59

31-8
TIN NHÒE TIN NHẠT TIN KHÔNG RA TIN
Nghe các bản tin thời sự trên TV, đôi khi có những nỗi bực mình nho nhỏ. Chẳng hạn mấy người dẫn chương trình cứ tên đất tên người tiếng Anh thì nuốt chữ đọc vội.
Thoạt đầu tôi chỉ nghĩ chẳng qua các phát thanh viên ấy kém ngoại ngữ. Sau mới vỡ ra, cái chính là trong phần lớn trường hợp, họ — bây giờ đã đôn cả lên thành biên tập viên –chả hiểu gì về những điều họ nói.
(more…)

Ta & người

Filed under: Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 11:56
Người Việt và việc tiếp nhận văn  hóa nước ngoài
 trong con mắt của một số trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX
        Đằng sau câu chuyện về tính ưa dùng hàng ngoại, thật ra có ẩn dấu những vấn đề lớn lao của mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt mình với các cộng đồng mà chúng ta có tiếp xúc trong suốt trường kỳ lịch sử.
          Trong các công trình nghiên cứu văn hóa của một quốc gia,  thường người ta không quên để riêng một phần nói về lịch sử giao lưu văn hóa của nước chủ nhà với các nước khác, các nền văn hóa khác.
(more…)

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.