VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

30/03/2010

Trình độ sống của người Việt còn thấp

Filed under: giáo dục,Khác — vương-trí-đăng @ 05:18
ngày 29/03/2010 –
(VnMedia) – “Bạo lực nằm sâu trong di sản văn hoá cộng đồng. Người Việt chúng ta không có niềm tin đủ mạnh vào cái thiện, đủ để làm cho họ tránh phạm điều ác. Bạo lực chứng tỏ trình độ làm người thấp của cả cộng đồng. Chúng ta còn phải phấn đấu nhiều  để vượt lên một trình độ sống khác”.
(more…)

23/03/2010

Thơ tình và con người riêng tư trong thơ Xuân Diệu sau 1945

Filed under: nha van — vương-trí-đăng @ 14:20

Những  thích ứng với hoàn cảnh đã làm nên  sự  thay đổi lớn lao trong số phận một nhà thơ. Với Cách mạng và kháng chiến,  một Xuân Diệu  từng mang tiếng là quá Tây không chỉ trở  thành một nhà thơ công dân sôi nổi mà còn một nhà thơ tình có một cảm quan rất thực tế, luôn luôn biết chăm sóc đến những cái nho nhỏ bình thường trong đời sống, đồng thời lại  tự mở rộng trong việc  ghi lại những xúc cảm đa dạng ở con người.
(more…)

19/03/2010

"Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt"

Filed under: PHONG VAN — vương-trí-đăng @ 09:22

ngày 19/03/2010
(VnMedia) – Clip nữ sinh bạo lực khuấy động dư luận. Nhiều người sửng sốt vì tình trạng bạo lực học đường. Nhiều người khác giật mình chất vấn giáo dục, xã hội. Trong khi đó, nhà nghiên cứu văn hoá Vương Trí Nhàn cho rằng: Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt mà ta không tự thấy. (more…)

14/03/2010

HÀ NỘI – mất và được

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:53



Chùm bài tết Canh Dần
Lúc này mà kể những chuyện buồn của Hà Nội chắc một số người…e ngại. Nhưng không chỉ riêng Nam Cao quan tâm tới Chuyện buồn giữa đêm vui ( đây là cái tên ông đặt cho một truyện ngắn). Mà đó là tâm trạng có ở nhiều người khi quay đầu đối diện với thời gian. Học theo cách nghĩ đó, tôi muốn nhắc lại một ít chuyện buồn đã đến với Thủ đô trong quá khứ để thêm vui với Hà Nội ngàn năm tuổi. Một tình yêu có nhiều trắc trở khó khăn, nhiều khi, lại mới là tình yêu sâu sắc. (more…)

12/03/2010

Của thiêng

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 14:41

Trong truyện ngắn Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp (viết khoảng năm 1988), có một cảnh liên quan đến Tết

Trước đó, ngay từ đầu truyện, tác giả đã viết: “Cô Sinh về làm dâu nhà lão Kiền đã mấy năm nay. Khi về, cô mang theo bốn bộ quần áo mỏng, một áo dạ mặc rét, hai áo len, một vỏ chăn hoa, bốn cái xoong nhôm, một cái xoong bột, một cái phích hai lít rưỡi, một cái chậu tắm, một tá khăn bông, tóm lại là một đống tiền, nói như bà mẹ cô Sinh làm nghề buôn gạo ở chợ Xanh”. (more…)

05/03/2010

Thiên nhiên điêu đứng…

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 14:35

(TBKTSG) – So với những đoạn đường Trường Sơn thì con đường chúng tôi đi hôm ấy từ Phú Thọ qua Thanh Sơn về Trung Hà không phải là xấu, và đất bụi chưa lấy gì làm nhiều. Nhưng đoạn đường trong liên tưởng là thuộc thời chiến tranh, còn hôm nay chúng tôi đi trên con đường thời bình. (more…)

04/03/2010

Tự hiểu mình hơn qua lễ hội

Filed under: Khác,Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 14:01


Ai đọc cổ tích Tấm Cám hẳn nhớ chi tiết mẹ con Cám ghét Tấm, ghen tị với Tấm muốn hành hạ Tấm. Biết Tấm thích đi hội làng, mẹ Cám trộn thóc lẫn với gạo bắt Tấm chọn xong mới được đi.

Chi tiết đã quá quen thuộc nhưng chỉ hôm nay tôi mới hiểu. Sức lôi cuốn của lễ hội thật dai dẳng. Có một ma lực nào đó cứ lôi cuốn tôi mặc dù lý trí đã bảo tôi rằng không nên đi tìm ảo ảnh. Mỗi năm mỗi có thêm những lễ hội tổ chức kém, luộm thuộm cẩu thả, nó là tình trạng chung của các hoạt động công cộng hiện nay. Và quan trọng hơn, trong một hoạt động được xem là thiêng liêng như thế, ở cả người tham dự lẫn người tổ chức laị thấy bộc lộ –khi len lỏi kín đáo, khi trắng trợn công khai — cả một quan niệm quá ư trần tục nếu không muốn nói rằng tầm thường xa lạ với văn hóa. (more…)

01/03/2010

Phải nghĩ về thủ đô

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 14:14

Ta yêu Hà Nội, đừng chỉ yêu bằng lời nói và xúc cảm trái tim. Đằng sau hai chữ tình yêu, tôi muốn nói tới nhu cầu của chúng ta phải nghĩ về thủ đô, quan tâm tới thủ đô, thấy nó quan hệ tới cuộc đời của mình.

Trong lời bạt viết cho cuốn Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng) in năm 1961, nhà văn Nguyễn Tuân từng đưa ra một nhận xét chung:

Hình như hầu hết danh nhân, anh hùng cổ kim nước ta đều là những con người Hà Nội. Các vị ấy có thể quê quán gốc tích ở “ngũ tỉnh đàng trong, tứ tỉnh đàng ngoài!” nhưng cái đoạn trội nhất của các bậc ấy vẫn là diễn ra trên mảnh đất thủ đô”. (more…)

Blog tại WordPress.com.