VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

28/11/2009

Nói dai nói dài nói dại

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 07:34

TT – Đã bao giờ bạn thử tự tách mình ra, quan sát cách trò chuyện giữa bạn với người khác? Đã bao giờ bạn thử suy nghĩ và đánh giá cách mình vận dụng ngôn ngữ?

Tôi đã làm thử vài lần việc này và chợt nhận ra chưa thể yên tâm với cách nói năng hằng ngày của mình được. (more…)

27/11/2009

Nước tôi dân tôi 2009

Filed under: sổ tay và ghi chép — vương-trí-đăng @ 09:12
Quý quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập. Thực lực của quý quốc là dân trí dân khí và nhân tài

Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu

                  NƯỚC TÔI DÂN TÔI
        nhật ký xã hội  Từ 9-08 tới 7-09
Đọc tiếp

21/11/2009

Tốt đấy , mà xấu ngay được đấy

Filed under: Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 03:09
Không ở đâu, chất sang trọng cao quý của người Việt được trình ra như trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1940). Bằng một giọng điệu từ tốn chậm rải, tác giả như muốn vẽ ra một hình ảnh mỗi cá nhân trong thế ổn định và chất lượng sống thì đã ngưng kết lại trong thời gian. Người ta có một đời sống tinh thần cao cả thâm nghiêm. Người ta biết vượt lên trên cái tầm thường hàng ngày để theo đuổi những giá trị trường tồn. Và người ta có một mỹ cảm tinh tế thanh cao. (more…)

14/11/2009

.Ngày mỗi phụ thuộc?

Filed under: chan thuong tam ly — vương-trí-đăng @ 14:20

Không cần là một chuyên gia kinh tế, nhiều người chúng ta cũng biết rằng nền sản xuất và buôn bán của ta phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu hàng nước ngoài. Không chỉ dầu xăng thép phân bón thuốc trừ sâu thuốc chữa bệnh.. mà cả nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc ta cũng phải đi mua. Thời buổi thế giới biến động, nền kinh tế mình như cái phao, biển động nổi gió một tí là dập dềnh theo, thiên hạ vừa hắt hơi một cái là mình đã nước mắt nước mũi giàn dụa. (more…)

09/11/2009

Sự cố trường diễn

Filed under: chan thuong tam ly — vương-trí-đăng @ 10:17

“ Nắng, nắng rất dữ, cái nắng cháy da làm mất đi vẻ đẹp riêng của những con người xứ lạnh.”
“Bình minh không còn màn sương phảng phất bay qua cành cây ngọn cỏ.”
“Những dải hoa hồng hoang sơ, đẹp một vẻ đẹp kiêu sa, trước kia bốn mùa khoe sắc trên nhiều con đường ngõ xóm, nay không còn nữa.”
“ Những cây thông cổ thụ bị dọn sạch.”
“Trong các mảnh vườn riêng của từng gia đình ở đây, các loại sâu bọ lỳ lạ xuất hiện. ”
“ Nhiều người vào đây từ sau 1975 bắt đầu nhớ lại Đà Lạt ngày họ mới vào, nhớ tới Đà Lạt ngày xưa mà họ mơ ước. ” (more…)

08/11/2009

Những cung bậc của cái hèn

Filed under: thoi hu tat xau — vương-trí-đăng @ 13:21

Không cần tìm đâu xa, trong các truyên cười dân gian, người ta đã bắt gặp vô số chân dung người Việt hèn. Anh chàng sợ vợ định nói phét thì gặp vợ về. Thầy đồ ăn vụng, thầy đồ liếm mật. Sư mô cũng gian dâm ăn cắp.

Có đến mấy truyện cổ tích trong đó có vai phú ông tham vàng bỏ ngãi, định gả con gái cho người này rồi thấy người khác giàu hơn lại hèn hạ bội ước. Cho đến cả chàng Thúc Sinh trong Truyện Kiều, trước cảnh Kiều bị vợ cả là Hoạn Thư hành hạ, cũng chỉ đành đóng vai giả câm giả điếc không dám đứng ra bênh vực con người mà mình từng thề non hẹn biển. (more…)

04/11/2009

Sự đỏng đảnh của mùa xuân

Filed under: chan thuong tam ly — vương-trí-đăng @ 12:33

Ở cơ quan tạp chí Văn nghệ quân đội trước 1975, Nguyễn Minh Châu nổi tiếng là … hay sổ ra những câu ngược đời. Chẳng hạn trong khi ai cũng nói là mùa xuân đẹp mùa xuân mơn mởn sức sống, thì có lần ông cho mọi người thất vọng bằng một câu xanh rờn:
— Chính ra ở mình, mùa xuân lại là mùa bẩn nhất. Đấy các ông thử nhìn xem đường xá lầy lội có kinh không? Làng nào còn ít bụi tre, thì xuân này lá tre rụng đầy đường, mà chính các thân tre lại xơ xác trông gớm chết đi được ! (more…)

03/11/2009

Những cảnh báo cay đắng

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 05:04
(TBKTSG) – Khác với thông lệ, một vài năm gần đây, giải Nobel văn học bị nhiều người kêu rêu, không chấp nhận và thậm chí là phản đối. Năm 2004 là trường hợp Elfriede Jelinek (Áo), năm 2009 là trường hợp Herta Muller (Đức). Sở dĩ hai tên tuổi này bị “đặt thành vấn đề” không phải do họ viết dở – xưa nay không thiếu tác giả được giải Nobel xong là rơi vào quên lãng – mà cái chính là bởi cả Jelinek lẫn Herta Muller có nhiều tư tưởng lạ.


Có lần nhà văn Áo tự nhận mình là người chuyên đi dọn những thứ rác rưởi trong cảm xúc: “Có ai chịu làm công việc bẩn thỉu đó đâu? Tôi thì lại xem như được số phận giao phó”. Có lẽ vì thế Vatican có lần đã gọi Jelinek là người đàn bà điên loạn, hư vô.

Một hướng suy nghĩ tương tự cũng thấy ở Herta Muller. Trong tác phẩm của bà, con người được miêu tả như là họ bị nhốt trong ác mộng. Họ là nhân chứng của một thế giới bị thống trị bởi hận thù. Bằng các nghi lễ và chuẩn mực giả dối, thế giới này đối xử với họ tàn ác, vô cảm.

Muller quan niệm: “Tôi không có bổn phận gì hết đối với văn học. Những gì tôi viết là để hoàn thành sứ mệnh đối với bản thân tôi”. Thủ tướng Đức A. Merkel thì bảo tác phẩm của Herta Muller là “bằng chứng về nỗi sợ hãi nhưng cũng chứng tỏ một lòng dũng cảm phi thường”.

Một điều đặc biệt là thái độ của hai nhà văn này với xứ sở mà họ lớn lên. Họ thường sống cô độc, ít người biết tiếng. Jelinek đã gây sốc cho chính đất nước quê hương, khi bà đay đi đay lại chuyện nước Áo trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Bà phát biểu vào năm 1980: “Áo là một quốc gia tội ác”.

Trường hợp Herta Muller hơi tế nhị một chút. Sinh ra ở Romania nhưng bà lại là người Đức và hiện sống ở Đức. Từ hoàn cảnh riêng, bà bảo “quê hương là thứ người ta không thể chịu đựng được mà cũng lại là thứ không buông tha người ta bao giờ” .

Với người có cách nghĩ cổ điển – luôn coi quê hương là một thứ khái niệm thiêng liêng – những phát biểu này chỉ gây những phản cảm.

Nhưng sự phát triển của lịch sử là thế. Nhìn chung cả giải Nobel văn học mấy chục năm nay, tôi có cảm tưởng nay là lúc những giá trị kinh điển, những đầu óc kỳ vĩ được cả nhân loại công nhận – cỡ như Sartre và Camus – không còn nữa.

Nhân loại đang quằn quại đi tìm những tư tưởng mới. Mỗi một tư tưởng mới mẻ này có phần độc đáo riêng của nó, nhưng nhìn chung, phần lớn giống nhau ở chỗ đều đi vào hướng nghịch thường. Nó gây sốc, bởi nó muốn vượt qua những giới hạn mà xưa nay người ta phải dừng lại. Nếu các tư tưởng cổ điển là thuộc về thần thánh, thì những tư tưởng mới nhiều khi có bộ mặt của quỷ dữ. Nó là cái người ta muốn từ bỏ mà không nổi.

Năm 2005, giải Nobel văn học được trao cho nhà văn người đảo quốc Trinidad là V.S.Naipaul. Trong lời phát biểu khi nhận giải, Naipaul chỉ cảm ơn nước Anh mà ông gọi là ngôi nhà của tôi, và Ấn Độ là đất nước của tổ tiên tôi. Lý do là, theo ông, nếu không có nước Anh, ông sẽ không hiểu được những gì xảy ra tại Trinidad. Khi có người hỏi ông sao không cảm ơn tổ quốc mình, ông bảo họ phải cảm ơn ông mới đúng, vì nhờ có ông mà người ta biết rằng có một xứ sở tên là Trinidad. Toàn cách trả lời mà giá như gặp phải dân mình thì ăn đòn!

Chung quanh con người hiện nay, thế giới cũng đang đi tới những quan niệm mà thoạt nhìn dễ cho là kỳ quặc, phi nhân đạo. Năm 1991, nhân dịp chiến tranh lạnh kết thúc, triết gia A. Gluksman (Pháp) đưa ra mấy điều tổng kết, trong đó cảnh báo: 1. Cái ác luôn ẩn chứa trong con người; 2. Cần phải luôn luôn hoài nghi về cái thiện, cần phải thừa nhận vĩnh viễn rằng thế giới là lộn xộn, có một nguy cơ hỗn loạn thường xuyên hiện diện. “Không có gì không thuộc về con người lại xa lạ với chúng ta cả”, Gluksman khái quát.

Nên nói ngay là cũng công thức này, nhưng một giáo sư đại học đồng thời là nhà văn, Umberto Eco, phát biểu một cách khác. Theo Eco, đang hình thành một hình thái mới của cái ngã, không còn chắc đặc và thống nhất nữa mà được cấu thành bởi tính cách vô chính phủ của các nguyên tử. Trở lại với Nietzsche, Eco giả định rằng nay không phải là thời của các siêu nhân mà là thời của những con – người – bên – kia – con – người. Tức nay là lúc con người tiến mãi về phía cái phi nhân. Một lời cảnh báo cay đắng!

Như vậy là Gluksman, cũng như Jelinek, Muller của giải Nobel, không đơn độc.

Từ mấy mẩu chuyện trên, trở lại với đời sống trí thức xứ mình, trong đầu óc tôi trở đi trở lại những câu hỏi. Có phải mọi dự báo đều có quyền tồn tại miễn nó đã được nghiền ngẫm một cách khoa học? Ai mà biết được sự vận động sẽ đưa nhân loại tới đâu? Đến bao giờ chúng ta mới biết rằng tiêu chuẩn của chân lý không phải là sự chấp nhận của đám đông? Cụ thể hơn, đến bao giờ những đầu óc ưu tú của cộng đồng mới được làm công việc thể nghiệm, rồi dự báo những xu thế sẽ tới của xã hội? Chúng ta đã có những đầu óc ưu tú loại đó chưa? Nếu chưa có thì làm sao để đào tạo? Mà với tình hình này, có đào tạo được không?

thesaigontimes Thứ Hai,2/11/2009

Blog tại WordPress.com.