VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

26/02/2011

Lễ hội: mô hình thu nhỏ của đời sống

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:26

Lễ hội: mô hình thu nhỏ của đời sống

Ở  số báo Người đưa tin Unesco số ra tháng hai 1989, với tiêu đề Lễ hội nơi nơi, tôi đọc được một nhận xét tổng quát : Từ đông sang Tây, gần như ở tất cả các xã hội đã và vẫn đang còn hội hè đình đám. Tại sao? Bởi thế giới này hỗn độn đến cùng nên nhất thiết cần trật tự, — một lễ hội được coi như có lý do tồn tại khi để lại trong con người tham gia cái dư vị có sức ám ảnh đó. (more…)

Một nếp sống tầm thường dung tục

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:22

Một nếp sống tầm thường dung tục

Trong những năm qua,tôi đã viết một số bài phiếm luận về các lễ hội
— Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi
— Hiện tượng “lại gạo
–Tự hiểu mình hơn qua lễ hội
–Nối lễ hội vào… trụy lạc .
Vào những ngày này, các bạn có thể tìm thấy những bài đó trên một số mạng , chẳng hạn mạng Chung ta.com.
Dưới đây là một bài ngắn thuộc loạt bài Thói hư tật xấu, cũng về chủ đề nói trên. (more…)

Nhật ký 2011 ( tuần V -VI)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:20

Nhật ký 2011 ( tuần V -VI)

1-2
MỘT TRÍ THỨC
Vũ Đình Hòe mất, người ta chỉ nói tới ông như một nhà giáo dục. Theo tôi, phải tính tới ông trong vai trò của một trí thức. Cả thời trung đại lẫn thời Pháp mới sang,  trí thức tự do nếu có chỉ  là trí thức làng xã. Lớp cao cấp như Vũ Đình Hòe ra đời đánh dấu sự trưởng thành của xã hội VN nửa đầu thế kỷ XX.
(more…)

Trao con dao sắc cho trẻ

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:19

Trao con dao sắc cho trẻ

Chuyện lì xì ngày tết
Nỗi khổ của những ngày Tết là chủ đề mà cánh già ngoài bãi sông Hồng chúng tôi mấy ngày qua hay bàn. Chủ đề sáng nay lái sang câu chuyện về việc người lớn lì xì, hay nói theo lối đồng bằng Bắc bộ, gọi là mừng tuổi lớp trẻ.
Anh A mào đầu kể, mấy ngày tết đi chúc tết đã mệt nhoài, tối nào về cũng có một việc phải làm là quản tiền mừng tuổi mà đứa con trai anh đã nhận hôm ấy. Rồi ra, đây cũng là việc mà tết xong anh phải lo tổng kếtlên kế hoạch đối phó với nó khá tỉ mỉ. (more…)

Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:17

Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa

Nổi cộm nhất phải kể hiện tượng pha phách tiếng Anh vào các thông tin cập nhật. Đọc báo mãi rồi cũng hiểu là những từ mới như show diễn như world cup có nghĩa gì, nhưng nhiều người chỉ tự hỏi, chẳng lẽ từ nay trở đi cứ phải chấp nhận chúng mãi coi chúng như tiếng Việt?
Khi còn chưa biết chính mình là gì

(more…)

Cười – Chất lượng cao

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:12

Cười – Chất lượng cao

Phóng viên VĂN NGHỆ TRẺ (PV): Thưa anh Vương Trí Nhàn, từ góc nhìn của một người làm phê bình văn học, xin anh cho biết một nhận xét chung về tiếng cười trong tác phẩm văn chương ở ta hiện nay?
VƯƠNG TRÍ NHÀN (VTN) So với cái thời tôi mới vào nghề, tức là thời chống Mỹ, trong đời sống chúng ta đã cười nhiều hơn, và điều đó đã chuyển một phần vào trong văn chương. Nhưng cho phép tôi nói một cảm tưởng: hình như chúng ta đang có nhiều tiếng cười dễ dãi hời hợt mà thiếu hẳn cái tiếng cười ở tầm suy nghĩ sâu sắc. (more…)

Cười ra nước mắt

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:10
 

Cười ra nước mắt

Ngày tết
thử bàn về tiếng cười
một cách… nghiêm túc

Những tiếng cười giáp với tiếng khóc
Nghiến răng cười ha hả trời ơi!
Câu hát tuồng ấy, tôi nghe từ lâu lắm, nhưng không rõ ở đâu và là tiếng cười của ai. (more…)

Nhật ký 2011 ( tuần III- IV)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:06

Nhật ký 2011 ( tuần III- IV)

CÂU CHUYỆN TIẾNG VIỆT

Từ đầu tết dương lịch đến nay, mỗi tối xem bản tin thời sự VTV1, ngày nào tôi cũng để ý nghe xem nhà đài nói ngày tháng thế nào, và ngày nào cũng ngán ngẩm thất vọng: luôn luôn người ta nói ngày… tháng một năm hai ngàn mười một ; chữ tháng giêng hoàn toàn bị biến mất. (more…)

Cái đẹp trong văn Thạch Lam

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:04

Cái đẹp trong văn Thạch Lam

Với nhà văn Thạch Lam (1910-1942), vẻ đẹp là một cái gì chỉ hiện ra mong manh thấp thoáng nên dễ bị bỏ qua. Ông viết: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường…“. Cái đẹp trong văn Thạch Lam là cái đẹp cổ điển: đẹp và buồn.  (more…)

Lan man với Vương Trí Nhàn

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:02

Lan man với Vương Trí Nhàn

(TBKTSG) – Là một cây bút nghiên cứu phê bình văn học sắc sảo hay “đụng độ”, Vương Trí Nhàn gần đây quan tâm nhiều đến văn hóa, đô thị, lối sống, với cách nói thẳng băng.
TBKTSG: Dạo này thấy ông ít viết bài cho các báo?
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: Bây giờ không theo được “nó”. Cổ rồi. Cảm thấy không làm được nữa. (more…)

Nhật ký 2011 ( tuần II)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 04:00

Nhật ký 2011 ( tuần II)

11-1
NHỮNG CON ĐƯỜNG BÙN LÉP NHÉP
& MỘT NỀN TIỂU THUYẾT KHÔNG CHẾT
Phát biểu tổng kết và trao giải thưởng cho một cuộc thi, một nhà quản lý văn nghệ vốn nổi tiếng về biến báo bảo rằng tiểu thuyết VN không chết. (more…)

Làm ăn kém nên nghèo , bởi nghèo nên xấu tính

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 03:58

Làm ăn kém nên nghèo , bởi nghèo nên xấu tính

Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật thích viết rằng những người làm tranh Đông Hồ chỉ là những người nông dân lúc rỗi rãi thì vẽ thêm tranh. Mục dích của họ cốt cho người ta thấy nghệ thuật ở VN “ gắn liền với đời sống “. Có biết đâu làm thế chỉ là một cách tốt nhất để phô ra một sự thật :trong xã hội VN, trình độ sống và làm việc là thiếu chuyên nghiệp. Không sớm có sự phân công lao động.Con người nhởn nhơ dông dài ngay trong sự chăm chỉ của mình . (more…)

Nhật ký 2011 ( tuần I)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 03:56

Nhật ký 2011 ( tuần I)

2-1
Năm ngoái có môt entry được đưa lên mạng mang tên Nếu như chỉ còn mỗi Việt Nam. Bài viết đùa bỡn, cẩu thả, nhưng có một ý rất hay. Đặt vấn đề không biết vì lý do gì toàn thế giới này biến mất. Dự đoán, lúc đó các mạch viễn thông bị hỏng, không có dự trữ thay thế, cả xã hội như tê liệt. Các thứ xăng dầu nhiên liệu ta có đấy, nhưng không biết khai thác. Tất cả những gì dùng điện trước sau ngừng hoạt động, quần áo chẳng có, thuốc thang thì không, bệnh tật tha hồ hoành hành … Các loại chuyên gia rởm với đủ loại bằng cấp tự phong lúc này trơ ra cái thực chất vô bổ. Cả nước rủ nhau đỉ trồng lúa trồng dâu theo thời các vua Lý vua Trần, may ra tạm sống qua ngày … (more…)

NAM CAO và chủ đề sự bất lực trước kiếp sống mòn

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 03:53

NAM CAO và chủ đề sự bất lực trước kiếp sống mòn

Tiểu dẫn : Lời cảnh báo về sự thất bại của mọi toan tính thay đổi
Suốt thời tiền chiến, các tác giả như Nguyễn Công Hoan Ngô Tất Tố Vũ Trọng Phụng khá nổi trong việc dựng lại một không khí xã hội giàu biến động. Con người trong các tiểu thuyết của các nhà văn đó nhiều khi là những nhân vật đầy tham vọng và khá quyết liệt trong cuộc mưu sinh. (more…)

Nhân việc xuất bản thơ OLGA BERGOLTZ nhớ lại PAUSTOVSKI

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 03:51

Những ngày cuối năm 2010, ở các hiệu sách đang thấy bầy bán thơ Olga Bergoltz, có lẽ là nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ. Cầm cuốn sách trên tay tôi không khỏi nhớ lại một thời bọn tôi—lứa người làm thơ và yêu thơ những năm chống Mỹ từng thuộc lòng mấy bài của nhà thơ này qua bản dịch của  Bằng Việt. (more…)

Hà Nội hai tuần cuối năm 1972

Filed under: hồi ký — vương-trí-đăng @ 03:49

SỔ TAY THỜI CHIẾN
Tối 18/12

Lại cảm thấy như chiến tranh lần đầu: Máy bay Mỹ lại đánh Hà Nội sau 2 tháng nghỉ. Thủ đô không đèn, trong ánh trăng suông. Khi ánh trăng rẽ mây, để thoáng bừng lên, cũng đâm ra sợ, hay là bom nổ?
Phố xá khắc trên nền trời những đường nét nhấp nhô. Phố đáng yêu quá, mong manh quá. Những hố cá nhân nứt ra từ bao giờ. Nhưng sao nhiều hố có nước thế. (more…)

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.