VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

31/12/2009

Di sản giữa đời thường

Filed under: di san — vương-trí-đăng @ 10:57


Nghề làm tranh dân gian của làng tôi là một thứ đặc sản của văn hóa Việt Nam mà mức độ độc đáo có thể so với rối nước, các điệu chầu văn, các làn quan họ. Đấy là điều không chỉ người trong cả nước biết, mà khách du lịch nước ngoài cũng biết và dân làng tôi lại càng biết. Mỗi lần về quê, tôi lại được mấy ông thuộc loại đàn anh trong làng nhắc nhở: – Chú phải nhớ rằng tranh của Đông Hồ mình là có mặt ở những bảo tàng lớn của thế giới kia đấy (more…)

27/12/2009

Trở lại với di sản , thành tựu và hạn chế

Filed under: NGHIEN CUU VAN HOC — vương-trí-đăng @ 14:27

Bên lề một thế kỷ văn học

VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP MỚI
Ông cha ta ngày xưa không thiếu tinh thần tự hào về sự sáng tạo văn học và cũng đã bắt đầu làm các loại sách có tính chất sưu tầm nghiên cứu để hệ thống hoá di sản của tiền nhân ,tuy nhiên ở đây có hai điều phải gọi là hạn chế :

1) số lượng những bộ sách này thực quá ít – theo Trần Văn Giáp sơ bộ thống kê trong cuốn Tìm hiểu kho sách Hán Nôm t .II , thì số Hợp tuyển thơ văn này chỉ có 13 cuốn cộng thêm 9 cuốn sưu tầm văn học dân gian trong khi đó sách Thi văn tập tức là sáng tác của từng tác giả riêng biệt lên tới 129 cuốn (more…)

21/12/2009

Khôn lỏi- ranh vặt -tinh tướng

Filed under: Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 13:39

Một người đã sống qua ở Nhật cho biết người Nhật trong khi giao thiệp, nhất là trong khi làm kinh tế, cũng có nhiều quái chiêu không thể thương được. Đầu cơ,móc ngoặc, hối lộ, gọi chung là đi đường tắt…trò gì cũng có cả. (more…)

13/12/2009

Bức tranh đô thị chưa định hình

Filed under: PHONG VAN — vương-trí-đăng @ 23:56
THÓI XẤU THỊ DÂN VÀ VĂN MINH ĐÔ THỊ

Một người bạn nước ngoài nói với tôi: Lối sống của các ông qua cách đi đường có tính chất bạo lực sao ấy.

Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn: Tôi không phản đối việc người các nơi đổ về đô thị. Tôi chỉ phản đối việc mang cái xô bồ nhếch nhác về đây.
LTS: Đã gần hai năm TP.HCM thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng kết quả còn rất hạn chế, chúng ta chưa có được những thị dân đúng nghĩa. (more…)

12/12/2009

Tại sao gần như là vô phương cứu chữa

Filed under: GIAO DUC — vương-trí-đăng @ 03:35


Một điều đáng mừng là thời gian gần đây có vẻ xã hội đã chấp nhận rằng ngành giáo dục của chúng ta bệnh đã quá nặng cần mang ra cho mọi người bàn bạc góp ý kiến , và nếu có ai hiến kế để chữa chạy thì càng tốt .Trước khi bốc thuốc , điều cần thiết đầu tiên vẫn là thấy rõ căn bệnh . Trong cuộc hội chẩn này , có thể nêu một số giả thiết để làm việc – dưới đây tôi xin phép được nêu giả thiết của tôi :
(more…)

07/12/2009

Di sản và phát triển

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 03:08

1. Sự tự phát hiện của di sản qua thời gian
Những năm đang còn chiến tranh, hay nói chung, khoảng từ 1986 về trước, mấy chữ di sản văn hoá đã hay được nhắc tới trong các chỉ thị nghị quyết, các văn bản chính trị và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lúc bấy giờ thuật ngữ này thường được hiểu theo nghĩa: một ít truyền thống của dân tộc, như tinh thần đấu tranh bất khuất, tinh thần đoàn kết, xả thân vì nghĩa lớn… (more…)

03/12/2009

Thiếu một thói quen suy nghĩ chính xác

Filed under: thoi hu tat xau — vương-trí-đăng @ 10:06

Nguyễn Công Hoan trong hồi ký Đời viết văn của tôi (1971) có nhiều đoạn tự thú khá trắng trợn. Đại khái ông kể là lúc ra học tiểu học ở Hà Nội cần giấy khai sinh,nhưng ngại về làng bên Bắc Ninh làm tận gốc, liền nhờ ông chủ nhà trọ làm hộ. Ông này bảo hai người bạn làm chứng, rồi kiếm cành cau với vài hào bạc đưa lý trưởng Hàng Trống. Vài ngày sau, ông Kép Tư Bền trong văn chương tương lai có ngay tấm giấy khai sinh và nghiễm nhiên thành người sinh ở Hà Nội. (more…)

Blog tại WordPress.com.