VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

09/12/2011

Ta & người

Filed under: Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 11:56
Người Việt và việc tiếp nhận văn  hóa nước ngoài
 trong con mắt của một số trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX
        Đằng sau câu chuyện về tính ưa dùng hàng ngoại, thật ra có ẩn dấu những vấn đề lớn lao của mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt mình với các cộng đồng mà chúng ta có tiếp xúc trong suốt trường kỳ lịch sử.
          Trong các công trình nghiên cứu văn hóa của một quốc gia,  thường người ta không quên để riêng một phần nói về lịch sử giao lưu văn hóa của nước chủ nhà với các nước khác, các nền văn hóa khác.
(more…)

04/05/2010

Khiếp nhược

Filed under: Khác,Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 08:19

Khiếp nhược

Cả về tài năng lẫn đức độ, tiến sĩ  P. vốn được cả giới kính phục. Ông thường có ý kiến độc lập về các vấn  đề khoa học,và không bị tiền tài danh vị  khuất phục. Ấy vậy mà sau một vài chuyến đi nước ngoài, trở về ông khác hẳn. Cũng xông ra ăn theo nói leo như mọi người. Cũng dông dài kiếm tiền. Lúc này cái uy tín cũ giúp nhiều cho ông. Ông liên tục xuất hiện trên các diễn đàn. (more…)

Suy nghĩ nông nổi, tính khí thất thường

Filed under: Khác,Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 08:18

Suy nghĩ nông nổi, tính khí thất thường

Cuộc sống đô thị con người đô thị ở nước Việt Nam khi mới bước sang thời hiện đại là phần nội dung chính được miêu tả trong truyện dài Thiếu quê hương (1940) của Nguyễn Tuân. Nhưng chương cuối sách lại có đoạn tác giả cho nhân vật chính về một làng quê là làng Xuân Phả, Thanh Hóa,bàn chuyện đưa một đoàn người làng này qua San Francisco bên Mỹ múa tuồng. Chúng ta bắt gặp ở đây hình ảnh người Việt trong cái làng quê cố hữu của họ, cả người lẫn cảnh không khỏi có phần lèm nhèm nhếch nhác, và khi bước vào sinh hoạt chốn công cộng thì cách cư xử của cá nhân thay đổi thất thường rất khó xác định. (more…)

24/04/2010

Một nếp sống tầm thường dung tục

Filed under: Khác,Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 02:28

Một nếp sống tầm thường dung tục

Phan Bội Châu trong thời gian mười lăm năm cuối đời, sống ở Huế (1925-1940), có để lại một cuốn Tạp ký. Lúc này ông không còn tâm thế của người đứng ra vận động cứu nước mà thiên về cái nhìn của một trí thức từng trái, đau lòng trước tình trạng lạc hậu của đất nước. Dưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt – miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn : (more…)

09/04/2010

Thầy không ra thầy, thợ không ra thợ

Filed under: Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 14:11

(TBKTSG) – Nhìn vào các nghề thủ công, nhiều người có tuổi và kỹ tính một chút thường nhận ngay ra rằng nếu so với một người thợ ngày xưa thì thợ bây giờ non tay hơn nhiều. Những ngôi đình ngôi chùa nổi tiếng, giá bảo bây giờ dựng lại không sao dựng nổi. Thử đặt những cái chuông cũ trước cánh thợ đúc, những pho tượng trước cánh thợ mộc… Có cho tiền tỉ các vị cũng lắc đầu không dám nhận làm. (more…)

Ngại đi xa, yên phận, sợ cái mới

Filed under: Khác,Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 13:04

Ngại đi xa, yên phận, sợ cái mới

Các tài liệu nghiên cứu về Phan Châu Trinh thường dẫn ra đoạn một bài báo nhỏ in trên báo Tiếng dân 24-3-1936, mang tên Cụ Phan Tây Hồ với việc Tây học. Tác giả bài viết Huỳnh Thúc Kháng kể năm 1906, cụ Phan qua Nhật có gặp nhiều yếu nhân Nhật. Thoạt gặp, nhà chính khách Khuyển Dưỡng Nghị đã hỏi:
– Các ông có biết tiếng Pháp ?
– Thưa chưa
– Sao lại không học. Phải học để biết điều hay của họ chứ. (more…)

04/03/2010

Tự hiểu mình hơn qua lễ hội

Filed under: Khác,Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 14:01


Ai đọc cổ tích Tấm Cám hẳn nhớ chi tiết mẹ con Cám ghét Tấm, ghen tị với Tấm muốn hành hạ Tấm. Biết Tấm thích đi hội làng, mẹ Cám trộn thóc lẫn với gạo bắt Tấm chọn xong mới được đi.

Chi tiết đã quá quen thuộc nhưng chỉ hôm nay tôi mới hiểu. Sức lôi cuốn của lễ hội thật dai dẳng. Có một ma lực nào đó cứ lôi cuốn tôi mặc dù lý trí đã bảo tôi rằng không nên đi tìm ảo ảnh. Mỗi năm mỗi có thêm những lễ hội tổ chức kém, luộm thuộm cẩu thả, nó là tình trạng chung của các hoạt động công cộng hiện nay. Và quan trọng hơn, trong một hoạt động được xem là thiêng liêng như thế, ở cả người tham dự lẫn người tổ chức laị thấy bộc lộ –khi len lỏi kín đáo, khi trắng trợn công khai — cả một quan niệm quá ư trần tục nếu không muốn nói rằng tầm thường xa lạ với văn hóa. (more…)

25/01/2010

Giả dối lừa lọc

Filed under: Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 10:33

Khi khái quát tính dân tộc của người Trung quốc,trong cuốn Ẩm băng thất văn tập (1904), nhà tư tưởng cận đại Lương Khải Siêu đã nhấn mạnh nhiều nhược điểm như thiếu tư tưởng độc lập, thiếu ý thức công cộng hoặc thói quen làm đầy tớ, chỉ biết chăm sóc lợi riêng. Ông còn cho rằng đồng bào mình thường võ đoán giả dối, đã ngu muội nhút nhát song lại thích lừa đảo. (more…)

21/12/2009

Khôn lỏi- ranh vặt -tinh tướng

Filed under: Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 13:39

Một người đã sống qua ở Nhật cho biết người Nhật trong khi giao thiệp, nhất là trong khi làm kinh tế, cũng có nhiều quái chiêu không thể thương được. Đầu cơ,móc ngoặc, hối lộ, gọi chung là đi đường tắt…trò gì cũng có cả. (more…)

21/11/2009

Tốt đấy , mà xấu ngay được đấy

Filed under: Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 03:09
Không ở đâu, chất sang trọng cao quý của người Việt được trình ra như trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1940). Bằng một giọng điệu từ tốn chậm rải, tác giả như muốn vẽ ra một hình ảnh mỗi cá nhân trong thế ổn định và chất lượng sống thì đã ngưng kết lại trong thời gian. Người ta có một đời sống tinh thần cao cả thâm nghiêm. Người ta biết vượt lên trên cái tầm thường hàng ngày để theo đuổi những giá trị trường tồn. Và người ta có một mỹ cảm tinh tế thanh cao. (more…)

16/10/2009

Bột phát hồn nhiên

Filed under: Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 06:49

“ Người Việt chúng ta sống ở trong nhịp điệu trong thanh âm nhiều hơn trong tư tưởng. Tâm lý ấy có giống với tâm lý trẻ con. Trẻ con thường vẫn ca hát luôn miệng mà chẳng mấy khi quan tâm đến ý nghĩa lời ca “.
“ Văn hóa Việt Nam quý ở phần tình cảm hơn phần tư tưởng, ở phần tiềm thức hơn ở phần hữu thức “.
Hoài Thanh đã viết như vậy trong bài Có một nền văn hóa Việt Nam (1946)
Năm 1951, trong tập sách nhỏ Mấy vấn đề nghệ thuật gồm mấy chục trang mỏng, in bằng trên dó, – và sau này không thấy in lại nữa – Nguyễn Đình Thi cũng nhấn mạnh tính hồn nhiên tự phát của văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn theo ông, âm nhạc ta thiếu hẳn phần hòa âm là phần đòi hỏi trí tuệ. Với ông, lục bát như con sông miên man chảy, nó dễ tràn bờ, và thường phung phí sức lực.
Lùi về trước nữa, những Trần Trọng Kim,Phan Khôi, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên … đều đã viết về phương diện này của tính cách Việt với tinh thần phê phán. Rằng chúng ta nông nổi nhẹ dạ. Ta dễ dãi chấp nhận của người mà không lo tìm lấy tư tưởng của mình. Ta có ngay cách tháo gỡ mỗi khi gặp nước bí, nhưng lại rơi vào bế tắc trong những sứ mạng lớn. Riêng hai câu thơ Tản Đà “ Dân hai nhăm triệu ai người lớn – Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con “thì khi đã vào sâu trong trí nhớ ai, nó ở hẳn đấy không ra nữa, bởi ai cũng giật mình thấy đúng.
Mặc dù trong lý lịch trích ngang, Kiều là nhân vật lấy từ một truyện Trung Hoa song khi cần nhắc đến một nhân vật văn học “ đặc chất Việt Nam “ người ta gọi tên Kiều. Tại sao ? Tôi nghĩ ở đây các thế hệ bạn đọc không sai. Nhà có hoạn nạn, chẳng tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, Kiều chỉ khóc lóc rồi đòi đi bán mình. Lời khuyên Từ Hải ra hàng là cả một trọng tội … Tất cả chỉ vì Kiều đặt tình cảm lên trên mà thiếu hẳn sự suy tính cần thiết trước mọi diễn biến cuộc sống.
Trong một bản dich cuốn Trung Hoa đất nước con người ra tiếng Việt, tôi đọc thấy Lâm Ngữ Đường viết rằng nếu cần tổng quát về đức tính của người Trung Hoa, thì đó là công thức “sự ưu việt của tâm linh chiến thắng hoàn cảnh vật chất“. Nhưng ở một bản dịch khác,câu trên lại chuyển thành “phần nhiều những tính cách của người Trung quốc được xây dựng trên nền tảng tri thức khá vững vàng “. Tiếp đó người ta giải thích thêm “ người Trung Hoa là một trong những dân tộc thông minh nhất thế giới”. Họ “ biết chiến thắng hoàn cảnh vật chất bằng sự ưu việt của trí tuệ “, hay nói cách khác,“trong văn hóa Trung Hoa, sự tôn trọng trí tuệ và tầng lớp trí thức trở thành một hằng số văn hóa “.
Tôi không có bản gốc để kiểm chứng song giữa hai bản dịch, thấy tin ở bản thứ hai hơn. Người Trung quốc đặt trí óc vào công việc trong khi chúng ta đặt vào đó tình cảm. Cách cư xử như Tố Hữu viết“ Trái tim lầm chỗ để trên đầu “ không chỉ đúng với nhân vật nàng Mỵ Châu trong truyền thuyết xưa mà đúng với người Việt nói chung, ngay trong sinh hoạt hàng ngày lẫn cả khi cần giải quyết việc “quốc gia đại sự “. Đặc biệt là mãi đên hôm nay học thuật của ta vẫn ngoi ngóp tẻ nhạt không sao trở thành một thứ tự ý thức sáng suốt đồng hành với mọi tiến bộ xã hội.
Đành nghĩ đó đã là cái bản sắc cái trình độ riêng của mỗi giống người, không phải bỗng chốc thay đổi được.
Sự vô tâm – đúng hơn sự hạn hẹp của tầm nhìn, sự dễ dãi trong thích ứng, sự ngại ngùng biếng nhác trong suy nghĩ,- tất cả những biểu hiện đó làm hại tới sự phát triển. Dù rất thiện chí thì cũng phải nhận như vậy. Thế nhưng đáng lẽ phải xót xa lo lắng thì đằng này vẫn xảy ra một tình trạng ngược lại. Nhiều người thích lý tưởng hóa cái thói quen trẻ con đó. Họ không tìm cách nâng mình lên để phù hợp với nhu cầu mà sẵn sàng để sự nông nổi níu chân. Và “ – ma đưa lối quỷ đưa đường – lại tìm những chốn đoạn trường mà đi “, câu Kiều xưa vẫn có sức ám ảnh như một tiếng sáo tiền kiếp.
TT&VH 26-6-07

11/09/2009

Trong cái rủi có cái may

Filed under: Khác,Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 04:57

1. Sự kiện PMU nghiêm trọng quá khiến cho không ai khi theo dõi không đau đớn xót xa. Tuy nhiên thỉnh thoảng các nhà báo cũng cung cấp cho bạn đọc những chi tiết vui vui. Ai cũng biết nếu không có vụ theo dõi tình hình cá độ và bắt được trùm Hưng thì cơ quan điều tra không phát hiện được Bùi Tiến Dũng đánh bạc và không có mọi việc tiếp theo.

Mà họ làm ăn đã hiện đại lắm, số tiền đặt cược thì được mã hóa và ghi cả vào một máy tính. Và đây là cái chuyện người ta có thể nhếch miệng cười được với nhau: đó là sau khi biết mình bị lộ và có thể bị bắt, Hưng đã nhắn cho gia đình vứt ngay cái máy tính hành nghề xuống ao. (more…)

Blog tại WordPress.com.