VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

05/10/2010

Ghi chép hàng ngày(11)

Filed under: sổ tay và ghi chép — vương-trí-đăng @ 02:29

5-9
XIN XỎ HAY LÀ SỰ TỘT CÙNG CỦA TRƠ TRÁO
Sao mà đi đâu cũng gặp những cảnh xin xỏ! Đến ông xe ôm chở tôi từ chợ về nữa, đã mặc cả là từng này tiền rồi, lúc tới nhà còn nài bác cho thêm, hình như ông ta nghĩ không được cũng chẳng mất gì, mà nhỡ được thì …hóa ra nước bọt làm ra tiền.
Trong cuốn Nhân nào quả ấy, tôi đã có bài nói tới tình trạng vô lối của một số kẻ ăn mày thời nay. Nhân đây xin nhắc lại một áng văn chương gợi ý tôi viết. Đó là bài Hịch đuổi kẻ ăn mày của Tản Đà. (more…)

04/08/2010

Ghi chép hàng ngày (8)

Filed under: sổ tay và ghi chép — vương-trí-đăng @ 15:07

20-7
ĐỂ LẠI GÌ CHO CON CHÁU?

Mua cuốn Tìm hiểu môi trường của hai tác giả Mỹ Eldon D. Enger – Bradley F. Smith. Ghi được cái ý, từ khoảng những năm 1910-1920, tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt đã tuyên bố là ngoại trừ việc bảo vệ đất nước trong thời chiến thì không gì bằng để lại đất đai cho con cháu ta, thậm chí phải là phần đất tốt hơn dành cho chúng ta . (more…)

Ghi chép hàng ngày (7)

Filed under: sổ tay và ghi chép — vương-trí-đăng @ 15:05

14-7
HAI XU BÚN RIÊU…HAY LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA NẠN ĐẠO VĂN HIỆN NAY

Nguyễn Công Hoan từng có truyện ngắn Thằng ăn cắp viết năm 1932. Nỗi khốn khổ của kẻ cùng đường. Sự trơ tráo của kẻ phạm tội. Cái gọi là tình trạng nhân thế hiện ra trong truyện này cũng như trong Nguyễn Công Hoan nói chung cực kỳ nhếch nhác. Mọi chi tiết trong truyện đều khá thú vị. Nhưng tôi còn thấy truyện hay ở hai khía cạnh vặt khác. (more…)

19/07/2010

Ghi chép hàng ngày (6)

Filed under: sổ tay và ghi chép — vương-trí-đăng @ 04:26

Ghi chép hàng ngày (6)

6-7
NÓI THÊM VỀ NGUYỄN TUÂN
Nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Tuân ghi thêm mấy ý
Nên chú ý đến một bài thơ Đường , Ng Tuân đặt ở đầu cuốn Chiếc lư đồng mắt cua

KHIỂN HOÀI
Đỗ Mục
Lạc phách giang hồ túy tửu hành
Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh
Thập niên nhất giác Dương châu mộng
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh (more…)

06/07/2010

ghi chép hàng ngày (5)

Filed under: sổ tay và ghi chép — vương-trí-đăng @ 11:21

ghi chép hàng ngày (5)

21/6
LÀM NHÀ BÁO LÀ KHÓ

Thời chống Mỹ đã có hiện tượng nhiều bạn trẻ có năng khiếu viết lách vào đời bằng cách xin về một tờ báo để lấy chỗ làm ăn đi lại. Làm báo để kiếm sống, và trước mắt để có chỗ đăng bài xuất hiện trước công chúng. Trong khi đó nỗ lực của họ dành để làm văn, họ cho đó mới là chỗ để thổ lộ tâm huyết của mình. Trước các đồng nghiệp, nhiều nhà báo chỉ kín đáo nói khẽ, báo chí là thứ ngày mai người ta quên ngay, mình chỉ viết trả nợ, còn hồn vía  để cả ở văn chương kia. (more…)

08/06/2010

Ghi chép hàng ngày(2)

Filed under: sổ tay và ghi chép — vương-trí-đăng @ 02:38

Ghi chép hàng ngày

16-5
Mua Nietzsche và triết học. Nguyễn Thị Từ Huy dịch, Bùi Văn Nam Sơn là người hiệu đính và viết giới thiệu.
Đây là  một câu của Levi- Strauss, BVNS dẫn ra từ một cuộc phỏng vấn( tr. XI) (more…)

27/11/2009

Nước tôi dân tôi 2009

Filed under: sổ tay và ghi chép — vương-trí-đăng @ 09:12
Quý quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập. Thực lực của quý quốc là dân trí dân khí và nhân tài

Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu

                  NƯỚC TÔI DÂN TÔI
        nhật ký xã hội  Từ 9-08 tới 7-09
Đọc tiếp

06/11/2008

Ghi chép của một người mua sách

Filed under: sổ tay và ghi chép — vương-trí-đăng @ 11:37

• Trịnh Công Sơn qua đời vào đầu tháng 4 -2001 thì đến cuối tháng 5 cuốn sách tập hợp các bài viết về ông đã được bày bán rộng rãi .Thì ra chung quanh nhân vật mà chúng ta yêu mến tài liệu bao giờ cũng đã có sẵn ,báo chí đã vào cuộc kịp thời , và một tập sách in ra nếu chưa được biên soạn công phu và có thêm những bài bổ sung cho nặng giá trị , mà chỉ đơn thuần làm công việc tập hợp thì cũng đã thấy cần thiết lắm : nó tránh cho người ta phải lưu trữ một ít bài báo vốn không tiện cho việc cất giữ.
Lại thấy nhớ một vài trường hợp như Bùi Giáng như Thái Bá Vân …Ngay sau khi các ông đi xa đãcó những anh em đồng nghiệp tính chuyện thu thập các tài liệu có liên quan đến các ông để in thành sách ,nhưng ở ta hình như có nhiều việc không làm ngay mà cứ trùng trình thì rồi lại không biết bao giờ mớí bắt đầu được . Và hoá ra có tình trạng hàng có người mua mà không ai làm để bán.

• Cùng lúc trên thị trường thấy xuất hiện hai cuốn sách có nội dung tương tự một là Từ điển từ Việt cổ của NXB Văn hoá -Thông tin một là Từ điển từ cổ do trung tâm từ đỉên học cùng với NXB Đà Nẵng liên kết xuất bản .Chỉ phiền một nỗi là cả hai cuốn sách đều không đạt tới mức hoàn chỉnh , nhiều từ đúng là cổ thật song thấy ở cuốn này mà lại không thấy ở cuốn kia và thế là người mua muốn cho được việc chỉ còn có cách mua cả hai .Mỗi lẫn tra cứu trong bụng không khỏi ước ao gíá như những người nghiên cứu ở ta có sự phối hợp làm việc với nhau thì sẽ đỡ công cho người sử dụng ,nhưng xem ra chuyện ấy xa vời chẳng ai dám nghĩ tới cả .

• Lại có trường hợp một cuốn sách như Thi nhân Việt Nam 1932-41 của Hoài Thanh : có khi vào một hiệu sách thấy mấy ấn bản in ra cùng một lúc .Kể ra đứng ở góc độ làm hàng mà xét thì việc đó có khi là cần thiết , vì mỗi ấn bản cốt hướng tới những loại khách hàng riêng do đó có thể có cách trình bày khác đi,cách làm bìa khác đi và giá bán cũng khác đi. Nhưng nhìn kỹ hoá ra không phải : những cuốn sách đó nhiều khi chỉ khác nhau ở cái bìa còn quy cách bên trong giống hệt nhau , chẳng qua chẳng ai đủ vốn liếng hoặc có kho tàng bến bãi để ỉn ra đến vài ngàn bản thế là đành làm ăn theo kiểu cò con và nhìn chung cả thị trường sách chỉ có thể nói một kiểu làm ăn manh mún đang kéo dài .

• Tác hại thứ nhất của lối làm ăn manh mún nói trên là thị trường sách hiện ra như một khung cảnh hỗn độn mà lại mịt mùng chẳng ai biết được những cuốn sách hay như Dế mèn phiêu lưu ký như Nửa chừng xuân ,Chí Phèo ,Số đỏ hoăc Thi nhân Việt Nam !932-41 đến nay đã in ra được cả thảy bao nhiêu cuốn .
Một tác hại khác còn to lớn hơn : khi làm ăn theo kiểu cò con mỗi cuốn sách in độ ngàn bản thì chẳng ai để công làm ăn tử tế cả , người trình bày ruột sách đã dễ bôi bác người đánh máy và sửa bản in lại càng cẩu thả hơn và nhiều cuốn sách trông ngoài bìa đẹp đẽ bóng lọng lẵm nhưng bên trong thì mượn cách nói của các nhân vật Nguyễn Công Hoan hay Vũ Trọng Phụng “ghẻ lở tim la tám tầng “,cả thảy có vài trăm trang mà soát kỹ ra có đến cả trăm lỗi .Mua được một cuốn sách ít sai lỗi in đang là cả một niềm mơ ước với mọi người ,cả những bạn đọc bình thường lẫn các nhà nghiên cứu .

Blog tại WordPress.com.