VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

15/07/2011

Nhật ký 2011 ( tuần XV—XVII )

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:53
MÉO MÓ CÓ HƠN KHÔNG

Về lễ hội hoa anh đào mà người ta nói vượt sóng thần và động đất đến HN, bài Giả hơn thật vui là đủ trên SGTT có đoạn viết  “ Sự có mặt của hàng nghìn du khách tham dự lễ hội Genki Nhật Bản chiều 16/4 khiến khuôn viên Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) trở nên chật chội, quá tải. Rác xả bừa bãi, hoa thì đã héo và rụng ngay ngày đầu tiên.”

(more…)

Xoay xở trong bất lực

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:51
       Ở tuổi sắp sửa về hưu, hè năm ngoái ông T. bạn tôi có đứa con được gọi vào mấy trường đại học, mà không thấy vui. Sau hỏi lại mới biết cả năm qua con ông chỉ học mấy môn linh tinh, học về cứ thở dài sườn sượt, mà lại chơi bời hư thêm. (more…)

Tinh thần phê phán của Phan Bội Châu trong Việt Nam quốc sử khảo

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:49

Trong Tự  phán ( Phan Bội Châu niên biểu ) có đoạn kể lúc mới đến Nhật (1905), Phan Bội Châu gặp một người phu xe Nhật tốt bụng. Người này thấy Phan là dân ngoại quốc, lần đầu đến xứ người, đang lạ nước lạ cái, thì hết sức giúp đỡ, vui vẻ  chở tới nơi đã định, tìm hộ người cần gặp, lại chỉ lấy giá xe đúng mức như mọi đám khác.

       Nói về người, nhưng Phan không quên nói về mình.
(more…)

Chuyện lan man từ những chiếc xe gắn máy

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:47
  Nhân đọc Tuổi trẻ 19-4, thấy trang nhất có mục 
Mở đợt vận động người dân đi xe buýt 
Hà nội xưa

 Có những lúc trong đầu óc người ta nẩy sinh ra một vài ý nghĩ chính mình cũng không ngờ, lại thấy như là kỳ cục, không hiểu sao nó lại tìm tới mình để rồi mọc rễ trong đầu, muốn gạt đi cũng không nổi. Thuộc loại cái “ý nghĩ khi khỉ” đó – chữ của Nguyễn Công Hoan – xuất hiện nơi đầu óc tôi ngay trong những năm chiến tranh là một chút khó chịu với chiếc xe đạp. (more…)

Nhật ký 2011 ( tuần XII—XIV )

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:45
Trong cuốn Hỗn độn & hài hòa (tác giả Trịnh Xuân Thuận; bản tiếng Việt do Phạm Văn Thiều và Nguyễn Thanh Dương dịch — nxb Khoa học kỹ  thuật  2003) ở tr 180, tôi đọc thấy một đoạn nói về một hạt kỳ lạ, được Wolfgang Pauli phát hiện ra và sau này được đặt tên là nơtrino.
(more…)

Công việc của Phan Bội Châu lúc về già

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:43

 Bằng vào những tài liệu ghi trong các tập lịch sử văn học cũng như trong các sách giáo khoa dạy văn dạy sử từ phổ thông đến đại học, lâu nay Phan Bội Châu (1867-1940) đã được biết tới như một trong những nhà văn lớn nhất nửa đầu thế kỷ XX.
(more…)

Hỗn loạn trong giao thông, hỗn loạn trong tâm lý

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:41
– Liệu có thể nói rằng, hàng ngày, phóng xe đi lại trên đường Hà Nội, anh chưa một lần vượt đèn đỏ trái phép? Anh đừng chối, đúng là không chứ gì? Mượn cái chữ của các cơ quan quản lý, vậy là có những lúc anh đã thiếu ý thức. Có bao giờ anh thử giải thích với chính mình tại sao cái gọi là ý thức giao thông khó bồi dưỡng đến vậy?

Cụ Sào Nam trong cái nhìn cụ Tây Hồ

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:39

MỘT CHÌA KHÓA 
ĐỂ ĐI VÀO HIỆN TƯỢNG PHAN CHÂU TRINH

Đầu Pháp chính phủ thư  tức Thư gửi toàn quyền Beau, Đông Dương chính trị luận, Thư thất điều …Lâu nay, nói tới Phan Châu Trinh, người ta thường chỉ được biết  các luận văn ấy.

           Song, có một tài liệu theo tôi đáng gọi là chìa khóa để đi vào hiện tượng PCT, đó là bài viết Pháp Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam ( tạm dịch Nước Việt Nam mới sẽ  như thế nào sau  khi Pháp — Việt liên hiệp)
(more…)

PHAN CHÂU TRINH & một số vấn đề văn hóa tư tưởng hôm nay

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 11:37

Nhân kỷ niệm 85 năm đám tang cụ  Phan 
4/4/1926—4/4/2011

       Tại cuộc nói chuyện ở Đại học Hoa sen 23/3, nhà văn Nguyên Ngọc bảo cái mới của  PCT (Phan Châu Trinh ) là chỉ ra mất nước do văn hóa. Theo Nguyên Ngọc, “Xây dựng con người tự chủ, để dân tộc tự chủ, đó là chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh” “Chính từ tinh thần tự chủ ấy, ông đã dũng cảm chỉ ra hai nhược điểm chí tử của dân tộc: chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi và ý thức vọng ngoại mù quáng. (more…)

Blog tại WordPress.com.