VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

18/01/2011

Ghi chép hàng ngày ( 15)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:46

Ghi chép hàng ngày ( 15)

28-11
TÌNH CẢNH HẬU CHIẾN
Có một việc tôi đang muốn dành thời gian để làm—đọc lại sử mình những năm sau chiến tranh.
Ví dụ sau khi đánh xong quân Nguyên, nhà Trần ra sao?
Sách vở hiện đại ghi về chuyện này hơi ít. Cụ thể là trong các sử gia hiện thời, chỉ có Đào Duy Anh làm, và tôi chỉ mới đọc có ông chứ chưa có dịp đi vào mấy bộ sử cổ, song đã thấy cả một đề tài chưa ai khai phá. (more…)

Ta chịu trách nhiệm về bản thân ta

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:43

Ta chịu trách nhiệm về bản thân ta

Người ta sẽ tìm thấy nghị lực lớn lao khi sống với cả lịch sử và cả thế giới… cái điều tưởng như quá to tát ấy thật ra lại quá thiết thực, nên cũng là điều ta cần tự nhủ.

Ngày Đại hội sinh viên toàn quốc kết thúc (17.2.2009) cả trong các báo cáo chính thức lẫn trong những lời bàn bạc trao đổi bên ngoài, tôi đọc được một khía cạnh mới trong ứng xử của xã hội với giới trẻ. (more…)

Manh mún rời rạc, kém cỏi trong kết dính, hòa nhập

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:41

Manh mún rời rạc, kém cỏi trong kết dính, hòa nhập

Đồng bằng sông Hồng, như P.Gourou nói, là một trong những vùng đất có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Nhưng nét đặc biệt của cư dân nơi đây là sống rời rạc. Cũng có những làng có tới ngàn dân, nhưng tuyệt đại đa số là các làng nhỏ. Theo Vũ Quốc Thúc, trước 1945, ở Thái Bình có hai làng chỉ có 13 -24 cư dân ; ở Ninh Bình, có những làng không quá 10 dân. Diệp Đình Hoa còn cho biết từ đầu thế kỷ XX vẫn còn không ít làng chỉ có một xuất đinh tức là một người đàn ông ( Người Việt vùng đồng bằng bắc bộ, nxb Khoa học xã hội, H.2000 ) (more…)

Những lời rao hàng sáng giá

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:38

Những lời rao hàng sáng giá

(Nghệ thuật quảng cáo sách xưa và nay)
Với tất cả cái thân tình và sự sắc sảo phải có, một khách nước ngoài đã vui vẻ nhận xét về một số khách sạn ở ta: “Bây giờ những người ở đây rất muốn làm vừa lòng khách. Có điều, làm thế nào để khách vừa lòng thì họ không biết”. Nhưng đấy không phải là cái trớ trêu độc quyền của ngành du lịch. Phải nói là tình trạng trớ trêu ấy ngự trị trong cả loạt khu vực hoạt động khác. Nhiều việc ta đã từng làm, song có một dạo coi là việc không đáng làm nên bỏ hẳn. Nay tính chuyện làm lại, nhưng hình như đã quên hết cả cách làm. Cứ lúng túng như thợ vụng mất kim, không sao xoay sở nổi để làm… cho coi được một chút. (more…)

Thích ứng để tồn tại.

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:37

Thích ứng để tồn tại.

Thử góp phần cắt nghĩa
sự xuống cấp văn hóa và đạo đức trong xã hội ngày nay

GIÁ CẢ LEO THANG SẼ LÀM CHÚNG TA HƯ HỎNG RA SAO?
Đã lâu lắm rồi hôm ấy, Dần, nhân vật chính trong truyện ngắn Một đám cưới (Nam Cao viết năm 1944) mới có cái quyền đi chợ. Chẳng qua là nhân ngày cưới của cô. Ông bố dặn mua lấy hai xu chè. Cô gái trả lời hai xu bây giờ ai bán. Và cô thẽ thọt nói thêm: (more…)

Nên hiểu thế nào về tiếng cười Thượng Đế

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:35

Nên hiểu thế nào về tiếng cười Thượng Đế

Còn gì khổ hơn trong những cuộc trò chuyện tiếp xúc hàng ngày chúng ta luôn gặp phải những bộ mặt đưa đám. Ngược lại thật dễ chịu khi được sống bên cạnh những người vui vẻ. Thế nhưng chung quanh tiếng cười cũng có thể có dăm bảy cách hiểu… (more…)

Hồn thơ siêu thoát

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:33

Hồn thơ siêu thoát

Hàn Mặc Tử trong sự so sánh với
các thi sĩ đương thời Xuân Diệu,
Huy Cận, Chế Lan Viên và Nguyễn Bính

Những năm gần đây, báo chí đã đăng tải nhiều bài phê bình – nghiên cứu có giá trị về thơ Hàn Mặc Tử. Ở đây chúng tôi chỉ nói thêm về cái độc đáo của nhà thơ này. (more…)

Vẻ đẹp kỳ dị

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:32

Vẻ đẹp kỳ dị

Hàn Mặc Tử trong những liên hệ với nghệ thuật hiện đại

Trong bài thơ Thương ngô trúc chi ca số XIII, Nguyễn Du từng tả cây liễu “Tối điên cuồng xứ tối phong lưu” (dịch nôm: lúc càng điên càng đẹp, khiến người ta say mê).
Chỗ xứng đáng để đặt câu mang tinh thần hiện đại ấy có lẽ là một phòng tranh nào đó của các họa sĩ lớn thế kỷ XX.
Nhưng cũng sẽ rất thích hợp nếu người ta dùng nó, cái quan niệm mỹ học phóng túng đó, để soi sáng cho một hiện tượng kỳ lạ của thi ca Việt Nam: những tập thơ Gái quê, Đau thương, Xuân như ý …… của Hàn Mặc Tử. (more…)

Ghi chép hàng ngày ( 14)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:30

Ghi chép hàng ngày ( 14)

25-10
MỘT LÝ DO KHIẾN GIAO THÔNG HỖN LOẠN

Ở Hà Nội trước năm 1954 và tính rộng ra từ 1975 về trước, đời sống khá bình lặng, phương tiện cơ giới như ô tô rất ít, mọi người có ý để đi cho đúng nền nếp.
Tuy không thành luật, nhưng có một điều, loại học sinh mới lớn như tôi bao giờ cũng được giáo dục để chôn chặt vào đầu: (more…)

Blog tại WordPress.com.