VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

30/04/2010

Hòa hợp hòa giải trong lịch sử

Filed under: HOI NHAP,Khác — vương-trí-đăng @ 10:55

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội

Tìm lại dấu người xưa để hiểu thêm bài học về đối xử với người cùng một nước

Khi giặc ngoại xâm tới, xã hội Việt Nam thời Trần có phân hóa, và không thiếu người cộng tác với kẻ thù hoặc buộc phải sống trong vùng chúng kiểm soát. Đánh giặc xong, đối xử với họ thế nào bây giờ?

Trong số các việc quan trọng trong năm 1289– là năm đầu tiên sau ba lần đánh thắng quân Nguyên — sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi bên cạnh việc định công, là việc trị tội những kẻ hàng giặc. Trần Ích Tắc, “thuộc chỗ tình thân cốt nhục”, hoặc Đặng Long, “cận thần của vua”, một người rất giỏi văn chương thời bấy giờ, cũng không phải là ngoại lệ. (more…)

24/04/2010

Một nếp sống tầm thường dung tục

Filed under: Khác,Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 02:28

Một nếp sống tầm thường dung tục

Phan Bội Châu trong thời gian mười lăm năm cuối đời, sống ở Huế (1925-1940), có để lại một cuốn Tạp ký. Lúc này ông không còn tâm thế của người đứng ra vận động cứu nước mà thiên về cái nhìn của một trí thức từng trái, đau lòng trước tình trạng lạc hậu của đất nước. Dưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt – miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn : (more…)

15/04/2010

Giới thiệu sách mới

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 13:53

Giới thiệu sách mới

Tên sách: Phê bình & tiểu luận
Nội dung chính :Tuyển chon các bài viết phê bình & tiểu luận  được xem là khá nhất của tác giả sau hơn bốn chục năm viết phê bình văn học 80% là những bài chưa  đưa vào các tập sách trước đây . Sách dày 548 trang, in trong xê-ri sách nhà nước đặt hàng của nhà xuất bản Hội nhà văn VN, 2009. Sau đay là Lời dẫn và mục lục
LỜI DẪN
Bắt đầu có bài viết in trên báo Văn nghệ từ 1965, tới 1968 thì tôi được chuyển về phụ chân biên tập phần lý luận phê bình cho tạp chí Văn Nghệ quân đội. Ngoài phần chạy bài thì cũng có viết. Một năm được đăng độ hai bài dài mỗi bài 1500—2000 chữ là năng suất trung bình của người làm nghề ở Hà Nội  những năm chiến tranh. Ở một trong những tờ báo chính chuyên về văn nghệ hồi đó, tôi kịp cố gắng để đạt các chỉ tiêu còm mà bây giờ không ai tưởng tượng nổi đó. (more…)

09/04/2010

Thầy không ra thầy, thợ không ra thợ

Filed under: Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 14:11

(TBKTSG) – Nhìn vào các nghề thủ công, nhiều người có tuổi và kỹ tính một chút thường nhận ngay ra rằng nếu so với một người thợ ngày xưa thì thợ bây giờ non tay hơn nhiều. Những ngôi đình ngôi chùa nổi tiếng, giá bảo bây giờ dựng lại không sao dựng nổi. Thử đặt những cái chuông cũ trước cánh thợ đúc, những pho tượng trước cánh thợ mộc… Có cho tiền tỉ các vị cũng lắc đầu không dám nhận làm. (more…)

Ngại đi xa, yên phận, sợ cái mới

Filed under: Khác,Thói hư tật xấu — vương-trí-đăng @ 13:04

Ngại đi xa, yên phận, sợ cái mới

Các tài liệu nghiên cứu về Phan Châu Trinh thường dẫn ra đoạn một bài báo nhỏ in trên báo Tiếng dân 24-3-1936, mang tên Cụ Phan Tây Hồ với việc Tây học. Tác giả bài viết Huỳnh Thúc Kháng kể năm 1906, cụ Phan qua Nhật có gặp nhiều yếu nhân Nhật. Thoạt gặp, nhà chính khách Khuyển Dưỡng Nghị đã hỏi:
– Các ông có biết tiếng Pháp ?
– Thưa chưa
– Sao lại không học. Phải học để biết điều hay của họ chứ. (more…)

03/04/2010

Người Việt sống bằng hành động nhiều hơn suy nghĩ

Filed under: GIAO DUC,Khác — vương-trí-đăng @ 11:03

(VnMedia) -“Một đặc tính của dân Việt là sống hời hợt, thường phản ứng vội, theo phong trào, ra quyết tâm nhưng ít đi tới cùng. Quan niệm ăn sâu “nói thì dễ, làm mới khó”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn đề cao hành động hơn suy nghĩ, không có sự nghiền ngẫm sống…”.

Từ hiện tượng bạo lực trong xã hội, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những nhìn nhận sâu xa hơn về dân tộc tính.

>> Trình độ sống của người Việt còn thấp!
>> Không chỉ là bạo lực học đường!
>> “Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt” (more…)

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.