VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

31/10/2010

Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa trong sự hình thành tiểu thuyết Việt Nam trước 1930

Filed under: NGHIEN CUU VAN HOC — vương-trí-đăng @ 08:38

Thời trung đại, văn học Việt Nam chưa có tiểu thuyết; sự hình thành tiểu thuyết theo nghĩa đúng đắn của khái niệm ấy chủ yếu diễn ra trong thế kỷ XX với những ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa phương Tây, tiểu thuyết phương Tây. — Đấy là nhận thức thường thấy ở nhiều người. Muốn rõ thêm người ta còn nói rằng ảnh hưởng mới mẻ này là khía cạnh làm nên sự khác biệt giữa văn học Việt Nam thời trung đại và thời hiện đại.
(more…)

Ghi chép hàng ngày ( 13)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:36

11-10
NHỮNG SẮC THÁI KHÁC NHAU CỦA CÁI ĐẸP

Một trong những câu nói về Hà Nội hay nhất độc đáo nhất trong dịp Ngàn năm Thăng Long thuộc về nhà văn Nguyên Ngọc. Ông bảo: Hà Nội của ta đẹp thật, đẹp khủng khiếp, đẹp đến mức người ta đã phá nó ghê gớm, phá nó riết ráo thế mà nó vẫn còn đẹp như vậy.

Sở dĩ nhiều người thích vì theo tôi câu nói thỏa mãn cả tình yêu của chúng ta với Hà Nội lẫn cảm giác đau đớn rằng nó bị phá hoại, tự chúng ta đã phá nó một cách tàn bạo.
Nhưng nói Hà Nội đẹp có lẽ còn chung chung quá. Đẹp như thế nào, chúng ta còn phải tìm cách nói rõ. (more…)

15/10/2010

Để hiểu thêm TỐ HỮU

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 13:53

Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.

(more…)

Ghi chép hàng ngày (12 )

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 13:51

1-10

Một tờ báo nước ngoài nói VN chi trả cho giáo dục nhiều hơn các nước láng giềng.
Đã tính đóng góp của dân chưa? Nếu tính cho đủ, thì người ta kết luận ra sao?
Tôi hay nói với các gia đình quen, cố mà cho con đi du học.
Đi thế, đắt lại hóa rẻ. (more…)

05/10/2010

Ghi chép hàng ngày(11)

Filed under: sổ tay và ghi chép — vương-trí-đăng @ 02:29

5-9
XIN XỎ HAY LÀ SỰ TỘT CÙNG CỦA TRƠ TRÁO
Sao mà đi đâu cũng gặp những cảnh xin xỏ! Đến ông xe ôm chở tôi từ chợ về nữa, đã mặc cả là từng này tiền rồi, lúc tới nhà còn nài bác cho thêm, hình như ông ta nghĩ không được cũng chẳng mất gì, mà nhỡ được thì …hóa ra nước bọt làm ra tiền.
Trong cuốn Nhân nào quả ấy, tôi đã có bài nói tới tình trạng vô lối của một số kẻ ăn mày thời nay. Nhân đây xin nhắc lại một áng văn chương gợi ý tôi viết. Đó là bài Hịch đuổi kẻ ăn mày của Tản Đà. (more…)

01/10/2010

Đọc “Chiếu dời đô” bằng đôi mắt hiện tại

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 10:15
Trong giai đoạn mới của sự phát triển đất nước, khi mà việc xây dựng nổi lên hàng đầu – “phát triển thật ra là một cách tốt nhất để bảo vệ một quốc gia” – thì việc trở lại với Chiếu dời đô lại có một ý nghĩa riêng, nhà văn hóa Vương Trí Nhàn đặt vấn đề.

LTS: Hà Nội đang bắt đầu chuỗi 10 ngày tưng bừng kỉ niệm Đại lễ Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội. Nhân dịp Đại lễ, nhà văn hóa Vương Trí Nhàn đọc và luận giải văn bản cổ Chiếu dời đô của tiền nhân Lý Công Uẩn bằng ngôn ngữ văn hóa chính trị thời hiện đại. Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (more…)

Một thứ tự do hoang dại

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 10:10

(TBKTSG) – Lần đầu lên Đà Lạt, tôi được nghe kể là người Pháp trước kia đề ra những quy chế rất gắt gao cho việc xây dựng các biệt thự ở đây. Ví dụ, phải có diện tích đất bao nhiêu mới được làm nhà; còn về kiểu cách, trong khi bắt buộc mỗi nhà phải khác các nhà chung quanh (để tạo cảm giác độc đáo), thì anh lại vẫn phải kết hợp với cảnh quan sẵn có một cách nhịp nhàng. Nhìn Đà Lạt hồi trước, ai cũng thấy là không chỉ có nhiều nhà đẹp mà thú vị hơn là cả một thành phố đẹp. (more…)

Dấu hiệu của mệt mỏi và thiếu khát vọng sáng tạo

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 10:07

Từ bóng đá tới văn chương

Các nhà bình luận bóng đá thường dùng một cụm từ để, trong một số trường hợp giải thích sự thất bại của một đội bóng : các cầu thủ thiếu khát vọng chiến thắng.
Thú thực là lúc đầu nghe họ nói thế, bản thân tôi cũng lạ và thấy một chút gì đó khó hiểu : chiến thắng, hay thành công, thành đạt, là cái đích của mọi hoạt động. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nó còn liên quan trực tiếp đến công ăn việc làm, thu nhập, tiền thưởng.
Người đời thường chỉ thiếu năng lực chứ mấy ai thiếu khát vọng ? (more…)

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.