VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

20/03/2012

Một hiện tượng của văn học hậu chiến ( tiếp)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:21
Con người văn học ở  Dương Thu Hương như tôi biết thời kỳ 1985-90

1985 

Ghi chép linh tinh
20/2
 Họp ở nhà xuất bản Giáo dục, bàn về biên tập cuốn 20 truyện ngắn chọn lọc 1945-85. Cái điều làm mọi người buồn bã nhất, ấy là hiếm có truyện hay. Ông Đỗ Quang Lưu chê truyện còn thiếu action (hành động), truyện nói nhiều quá, truyện không hoàn chỉnh.
(more…)

Một hiện tượng của văn học hậu chiến

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:21
Sáng tác của Dương Thu Hương qua các tập truyện  
Những bông bần ly, Một bờ cây đỏ thắm 
Ban mai yên ả 1981, 1982 và 1985

Đã in trên báo Văn Nghệ 12-1986
với nhan đề Chất lượng sáng tác gần đây của Dương Thu Hương
 Cơn lốc rực rỡ
Được viết ra liên tục trong khoảng mươi năm gần đây, các truyện ngắn của Dương Thu Hương thường miêu tả đời sống qua trường hợp của những con người ở lứa tuổi khoảng 30 – 40.

(more…)

Nhật ký 2012 ( II )

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:20
1-2 
TIẾP TỤC CÂU CHUYỆN NGƯỜI XƯA NGƯỜI NAY
    Cậu em tôi kể có người hỏi Lê Khanh, con gái Hà Nội xưa và nay khác nhau ra sao, nữ nghệ sĩ này trả lời như sau. Xưa con gái đẹp đi đường mà bị con trai trêu, chỉ cúi đầu che nón bỏ đi. Còn ngày nay bị con trai trêu là các nàng chửi giả ngay.

Sinh thời anh Võ Huy Tâm kể với tôi là công nhân mỏ thời Tây không bao giờ ăn cắp vì ăn cắp lập tức bị đuổi việc. Còn ngày nay thế nào thì ta biết rồi.

    Thời bọn tôi đi học cũng có cóp bài của nhau, nhưng là bí quá phải cóp. Còn ngày nay học sinh chuẩn bị cóp ngay từ ở nhà. Và không cần che giấu. Sau các kỳ thi phao trắng sân trường.
    Nguyễn Hiến Lê có lần than phiền là người già thời nay khổ quá, nuôi dạy con trưởng thành về già lại còn phải lo cho chúng mãi.

Tổ chức & quản lý xã hội ở nước Việt nam thời trung đại

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:19
Trích từ chuyên mục Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn
     Nếu dùng văn hóa theo nghĩa rộng thì việc tổ chức và quản lý xã hội là thuộc về văn hóa quyền lực.
(more…)

Tếng cười bế tắc

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:18

Tiếng cười bế tắc
Nhiều người cho rằng văn hóa càng khủng hoảng thì tiếng cười càng khởi sắc. Một bài viết mang tên Diễn hài được mùa được in trên tờ báo nọ ca ngợi sân khấu hài hiện nay. “Không có nhiều gương mặt mới, nhưng những vai diễn hài trên sân khấu của năm qua đi vào số phận nhân vật, với tiếng cười thâm thúy “.
Khi mang lên mạng thì một bạn đọc có ngay ý kiến ngược lại.
(more…)

Chất lang chạ trong mỗi chúng ta

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:17
Giao thiệp rộng vốn là một yêu cầu thiết yếu đặt ra với nghề cầm bút. Có giao thiệp rộng, một người viết văn mới có cơ may hiểu đời hiểu người và có vốn để viết.
     Trong hoàn cảnh mà việc viết lách còn luôn luôn đòi hỏi cả mọi sự thường xuyên dỏng tai nghe ngóng để nắm bắt được sư luận cho chính xác, thì có thể nói là không giao thiệp rộng không viết nổi.
(more…)

LỄ NGHI HỘI HÈ TÍN NGƯỠNG NGƯỜI VIỆT trong cái nhìn của các trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:16

Trích từ chuyên mục Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn (more…)

NHẬT KÝ 2012 (1)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:15
 2-1
HỦY DIỆT LẪN NHAU
— Tại sao cà phê mình bán ra không đạt tiêu chuẩn quốc tế ?
—  Vì thường hái sớm quá
— Tại sao các chủ sản xuất phải lo hái sớm?
—  Vì để đúng hạn thì dễ bị ăn cắp.

Một cách nhìn nhận lễ hội

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:14
Một số bài phiếm luận về các lễ hội đã in trong Nhân nào quả ấy ( 2003)  và Những chấn thương tâm lý hiện đại ( 2009)
 — Sự lên ngôi của thói vụ lợi
— Sự hỗn độn  kéo dài
— Nhạt hội bởi chưng hội nhạt
–Tự hiểu mình hơn
— Cái dung tục vốn có  từ …  truyền thống
— Mô hình thu nhỏ của đời sống.

Nhân chuyện mấy cây si và đôi voi đá

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:12
         Đền chùa ở các tỉnh xa thường được đặt trong một cảnh quan rộng rãi thoáng đãng nên đi dạo ở ngoài khuôn viên cũng đã là một niềm vui. Chùa Côn Sơn trong cái lần tôi đến thăm mấy năm trước lại mới được tu sửa nên khá khang trang.
         Chỉ hiềm một nỗi ra về tôi cứ thấy thương cho mấy cây đại vốn rất điển hình cho các chùa chiền phương Đông được trồng ngoài sân.
(more…)

Thạch Lam & những cái tết thanh đạm

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:11
        Sự tiết chế, sự điềm đạm vốn là một đặc điểm thấy rõ ở văn chương cũng như con người Thạch Lam (1910-1942).
     Biết điều đó, người ta sẽ không ngạc nhiên, khi nghe ông kể rằng ông thường đón Tết một cách không mấy vồ vập, đúng hơn là đơn sơ thanh đạm.Tết của nhà nghệ sĩ vốn giản dị… một chai rượu mùi, một gói kẹo, một gói thuốc lá, thế là đủ. Chẳng phải vì nghệ sĩ không ước ao hơn, nhưng vì nghệ sĩ vốn nghèo

(more…)

Hai bức biếm họa về tết của NGUYỄN CÔNG HOAN

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:10

                               Từ ảo tưởng hão huyền đến cố thây trắng trợn

Hình ảnh méo mó của  một lớp người cầm bút tiền chiến
   Cái tết của những nhà đại văn hào là tên môt truyện ngắn  không có trong các  tuyển tập Nguyễn Công Hoan gần đây. Đầu năm Canh Thìn (tức đầu 1940), nhà văn đã viết truyện ngắn này cho một số báo Tết đương thời. Cũng như những Một tin buồn, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Thế là mợ nó đi Tây – cái tên đặt cho thiên truyện có ý nghĩa mỉa mai. Thực chất, nó kể lại một cái tết nhếch nhác thảm hại của mấy người làm nghề cầm bút trước 1945.
(more…)

Các nhà văn làm báo tết

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:09

Hoa đào năm ngoái

Lệ làm báo Tết, theo nhà văn Tô Hoài, vốn có từ các tỉnh trong Nam, sau mới lan ra cả nước. Song, một khi đã thành phong trào, thì hầu như tờ báo nào Tết đến cũng cố làm cho hay cho đẹp. Vô hình chung hình thành nên một cuộc ganh đua ngầm, trong đó, lực lượng các nhà văn cũng được huy động rất sớm.
(more…)

Xuân & tết với con người tiền chiến

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:08
   Trở lại với các bài báo Tết đã viết      
       
Những dòng nước ngược
      Chuyện buồn giữa đêm vui là tên một thiên truyện của Nam Cao trong đó có nhân vật chính sau khi mời họ hàng đến ăn bữa cơm cuối, kể lại cho vợ nghe về một người cô hôm ấy không có mặt.

(more…)

Nhật ký 2011 (tuần XLVI – LII)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 02:06

20-11 THỬ TRẢ LỜI  MỘT SỐ CÂU HỎI THỜI SỰ

— Tại sao nhiều người quá tin vào những lời hứa hão để cho vay với lãi xuất cao ? Chỉ tại lòng tham ?
—  Không đủ. Lòng tham con người VN thời nay quái đản kỳ quặc hơn bất cứ thời nào. Thời đại đẩy họ tới cách nghĩ như vậy. Trước mắt họ bao nhiêu kẻ tự nhiên giàu lên đùng đùng, bao nhiêu vụ làm ăn nhảm nhí cuối cùng trót lọt. Họ không còn tin tính chính thường của sự phát triển. (more…)

19/03/2012

Rất nên quan tâm tới … lưu manh

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:17

1 Trong bài Đường đi và người đi — Những khám phá thú vị về xã hội người Việt xưa in trên TT&VH số ra 18-12-2011 nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng có viết :
“ Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”.
(more…)

Hà Nội hai tuần cuối 1972

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:05

Tối 18/12

Lại cảm thấy như chiến tranh lần đầu. Máy bay Mỹ đánh Hà Nội sau 2 tháng nghỉ. Thủ đô không đèn, trong ánh trăng suông. Khi ánh trăng lóe lên, lại  thấy hơi sợ, chắc là bom nổ?
Phố xá khắc trên nền trời những đường nét nhấp nhô. Phố đáng yêu quá, mong manh quá. Những hố cá nhân nứt ra từ bao giờ. Nhưng sao nhiều hố có nước thế.
(more…)

Hồ Dzếnh

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:01
       Hồ Dzếnh, người lữ hành đơn độc trong nửa thế kỷ văn học  

                                                                Hồ Dzếnh sinh 1916, mất 1991. Tính đến  2011, vừa đúng kỷ niệm 95 năm  sinh và 20 năm ngày mất của nhà văn

   (more…)

Thanh Tịnh, cuộc đời Ngậm ngải tìm trầm

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 07:58

    Năm sớm năm muộn xê xích ít chút nhưng nói chung hàng năm cứ đến khoảng cuối tháng mười một, đầu tháng chạp dương lịch, khi những chiếc lá bàng chuyển dần từ màu xanh sang màu đồng điếu, thời tiết bắt đầu ngả hẳn sang mùa đông, trời đất thấm lạnh đôi khi có thể giá rét thấu xương – thứ rét ngọt như người ta vẫn nói – thì cũng là lúc dân làm báo Hà Nội chúng tôi bắt tay vào một công việc thuộc loại vất vả trong năm là chuẩn bị những số báo tết.
(more…)

Trên chuyến tàu đêm giao thừa

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 07:53

3/2/73 (30 Tết Nhâm Tý)
Đêm 30. Tôi đi để sống với những người khác, hay là để trốn chạy khỏi nỗi chán chường cá nhân– hai cái đó thật khó phân biệt.

Người từ Hà Nội đi, lúc đầu tưởng độ 100, sau 700-800, 1000. Toàn là cán bộ nhà nước, với quá nhiều xe đạp.

Sau những đớn đau tê dại, tưởng như cuộc sống đã mất những thiêng liêng. Nhưng trong những ngày giờ như lúc này vẫn là những náo nức hy vọng.
(more…)

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.