VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

28/04/2012

Tính hiện đại của Nguyễn Công Trứ

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:56
      Một nhà thơ Xô-viết, A.Tvardovski, có lần nhận xét: Mỗi thế hệ  người đọc lại làm giàu thêm cho các tác giả cổ điển. Và Puskin trong thời đại chúng ta trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn Puskin thế kỷ XIX.
      Tại sao? Lý do ở đây rất đơn giản:
     Mỗi thế hệ đều tìm thấy ở những tác giả lớn ấy những nét tương đồng với thời đại họ đang sống.
    Và họ sẵn sàng gọi con người mà họ vừa phát hiện lại đó, là người đương thời của mình.

(more…)

Hồ Xuân Hương với Rabelais, Villon và Dostoievski

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:54

 Trong cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II, phần viết về Hồ Xuân Hương, ở trang 86, nhà thơ Xuân Diệu có ghi “ở Liên Xô, đã xuất bản một tập thơ Hồ Xuân Hương, dịch ra tiếng Nga (do Nikulin)”. Sau những nhận định mạnh mẽ cả quyết, một câu có vẻ thông tin thuần tuý như thế này lại được tác giả viết ra không dứt khoát lắm khiến bạn đọc lên có thể hơi ngần ngại.

(more…)

Rực rỡ và khắc khoải

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:53
Chất ba-rốc trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều



Giữa những hướng đi khác nhau và luôn luôn biến hóa đắp đổi lẫn nhau, văn hóa hiện đại – trong đó có mốt – không bao giờ quên một kênh phát triển độc đáo: trở về với những giá trị cổ điển. Quần áo giầy dép không chỉ ngày một giản dị gọn gàng mà có khi lớp lang cầu kỳ như vẫn thấy ở các ông hoàng bà chúa ngày xưa.
(more…)

Nhật ký 2012 ( III )

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:52
2-3
 HÃY TRỞ LẠI CHÍNH MÌNH
    Joe Ruelle là một người Canada đã thành thổ công trên đất Việt. Trong cuốn sách Ngược chiều vun vút được in tới lần thứ tư (2012),  tác giả viết rằng anh ta hơi buồn cười khi nghe dân ta già trẻ lớn bé chào họ lúc nào cũng hello.  Giá nói xin chào thì người nghe sẽ thú vị hơn so với lối “nhại” tiếng của họ đang thịnh hành.

(more…)

Thực phẩm độc hại và cái bản chất “nhân danh mưu sinh”

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:50

Thử mổ xẻ hiện tượng nông dân sử dụng bừa bãi thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu… bất cần tính đến tác hại đầu độc người tiêu dùng của những thứ thuốc này.
Thù ghét đô thị
Trong lịch sử, nông dân mang bản chất của con người tự nhiên, còn người đô thị, ở tất cả các nước trên thế giới, bao giờ cũng là người tổ chức lại xã hội. Các lý luận về văn hóa đều cho rằng con người phải hướng tới đô thị hóa, nông thôn phải tiến lên đô thị, đó là một xu hướng hợp lý.
(more…)

Nguyễn Du như một thi sĩ

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:49

Lý do để sống


“Trong tư thế xếp bằng trên chiếu trải giữa nền đất, ông ngồi trước một ấm nước chè xanh và một ngọn đèn vặn nhỏ bằng hạt đậu. Lúc này ông không hề để mắt ngó qua đến sách vở, cũng chả hút thuốc vặt, mà chỉ so vai lại, thu cả hai bàn tay vào lòng như một người suốt cả đời luôn cảm thấy rét, hai con mắt lim dim nhìn xuống chiếu đang nghĩ.“

(more…)

01/04/2012

Thói hư tật xấu người việt trong làm ăn buôn bán (tiếp)

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:59
 VIẾT THÊM 29- 3-2012
                                     Những nhận thức cần được đào sâu  
                                          
    Nhà văn Tô Hoài có lần bảo tôi truyện vừa và tiểu thuyết Việt Nam thường chỉ được vài chương, nhất là các chương đầu, các chương sau phần lớn đuối, kém. Nói chung là có hiện tượng xôi đỗ, chỗ được chỗ hỏng. 

(more…)

Xã hội quay cuồng theo tiền, ai kiếm được là anh hùng!

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:57

(Đời sống) – Ở đây tôi thấy một vấn đề nữa là không phải chỉ lỗi của người đó mà lỗi của cả những người giúp cho họ giàu có được. Tôi không tin những người trong xã hội ta có thể giàu thế nếu không có sự tiếp tay của một bộ phận công quyền… – Nhà Nghiên cứu văn hóa (NCVH) Vương Trí Nhàn chia sẻ với Phunutoday.


(more…)

Thói hư tật xấu người Việt trong làm ăn buôn bán

Filed under: Khác — vương-trí-đăng @ 08:56

Trích từ chuyên mục

 Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn



Lời dẫn
Cuối 2011, có tin trong cuộc thi tay nghề quốc tế World Skills 2011 ở Anh, tổ chức ở khu Excell, phía Đông London, Việt Nam không đoạt được huy chương nào mà chỉ đem về 7 chứng chỉ ở các môn Công nghệ may thời trang, Nấu ăn, Lắp cáp mạng thông tin, Điện tử, Xây gạch, Công nghệ thông tin và Thiết kế trang web. Con số quả là rất nhỏ trên tổng số 950 chứng chỉ cấp cho 50 quốc gia tham dự.
(more…)

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.